Như anh chàng Xiaoqing, 20 tuổi dưới đây, chỉ mới nhập học vài tháng đã phải ngừng lại việc học để điều trị căn bệnh nhiễm độc niệu - giai đoạn cuối của bệnh thận.
Ban đầu Xiaoqing có những dấu hiệu bất thường về sức khỏe như hay buồn nôn và sốt cao, khi đến bệnh viện kiểm tra thì các bác sĩ cho biết đã có những dấu hiệu bất thường trong máu và nước tiểu của cậu. Xiaoqing đã mắc bệnh thận, thận bị teo lại, nhiễm độc niệu. Kết quả này khiến cả gia đình cậu sốc, bởi con trai của họ đang vô cùng khỏe mạnh và đi học Đại học bình thường.

>>Xem thêm: Bài thuốc cổ nổi tiếng của người Ấn: Ăn lõi chuối giúp tống bay mỡ thừa, đánh tan sỏi thận
Xiaoqing vô cùng hối hận vì thời gian qua đã không chú ý đến sức khỏe của mình nhưng nam thanh niên cho biết: "Tôi ráng học để thoát nghèo nhưng giờ lại thành gánh nặng cho gia đình. Lỗi tại tôi, không phải số trời".
Một trong những nguyên nhân chính khiến nam thanh niên mắc có lẽ là do cách ăn uống. Anh thường xuyên ăn uống thất thường, ăn đồ hộp mua ngoài siêu thị. Bố mẹ Xiaoqing cũng thường xuyên gửi các món ăn đã chế biến sẵn cho con trai ăn, và để giữ được lâu, họ cho khá nhiều muối. Họ làm điều này liên tục trong 3 năm liền, cuối cùng hậu quả chính là căn bệnh quái ác mà hiện tại cậu đang phải gánh chịu.

>>Đừng bỏ lỡ: Những thói quen gây bệnh sỏi thận và cách phòng bệnh hiệu quả ai cũng nên biết
Các chuyên gia sức khoẻ cũng chỉ ra những thói quen xấu ảnh hưởng đến quả thận:
Điều đầu tiên: Thức khuya và nhịn tiểu
Nhiều người trẻ có thói quen thức khuya để làm việc, xem phim hay chỉ để lướt facebook, nhưng việc làm này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe khiến đồng hồ sinh học của cơ thể bị rối loạn, hệ bài tiết phải làm việc nhiều hơn, tăng gánh nặng giải độc của thận, suy giảm sức đề kháng của cơ thể.
Không chỉ thế, nhiều người còn có thói quen nhịn tiểu, điều này khiến bàng quang bị sưng, nước tiểu trở lại cơ thể gây nhiễm trùng thận, dẫn đến việc tiểu ra máu. Thói quen sai này còn gây nhiễm trùng đường tiểu và viêm bể thận.
Điều thứ hai: Ăn thức ăn sẵn liên tục trong thời gian dài
Vì bận rộn, nhiều người vẫn hay mua đồ ăn sẵn, đồ hộp để ăn cả ngày vì không có thời gian nấu. Nhưng nếu ăn quá thường xuyên thì sẽ gây suy hại cho thận. Các bạn có cảm giác ngon miệng khi ăn đồ hộp là do thành phần của chúng có chứa nhiều muối. Muối sẽ là khắc tinh của thận, làm tăng huyết áp, tăng gánh nặng bài tiết cho thận và làm bệnh thận nặng thêm. Ngoài ra, việc ăn đồ ăn nấu sẵn, hâm đi hâm lại nhiều lần cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng bệnh này.

Điều thứ 3: Lười uống nước, uống ít nước
Các bác sĩ vẫn thường xuyên khuyên chúng ta nên uống đủ nước mỗi ngày, từ khoảng 1,5-2,5 lít nước. Vì nếu cơ thể không được bổ sung đủ lượng nước phù hợp khiến thận bị quá tải, ảnh hưởng đến chức năng đào thải độc tố. Thời gian kéo dài sẽ gây áp lực và quá tải cho thận, khiến suy thận dần và dễ mắc sỏi thận cao.
Điều thứ 4: Ăn quá nhiều thịt, lười ăn rau
Thịt tuy ngon miệng nhưng loại thực phẩm này có chứa hàm lượng đạm cao, khi cơ thể hấp thụ sẽ hình thành nhiều axit khiến thận phải làm việc nhiều. Về lâu dài sẽ khiến chức năng thận suy yếu, hoạt động không được hiệu quả. Vì thế, cần bổ sung rau xanh, hoa quả, để bổ sung chất xơ cho cơ thể. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, người trưởng thành chỉ nên tiêu thụ khoảng 130gr thịt/ngày và ăn nhiều nhất khoảng 3 bữa/tuần.
>>Bạn có biết: Bé trai sỏi đầy 2 thận, BS Nguyễn Quang Cừ cảnh báo: "Sỏi thận ở trẻ em hiếm nhưng vẫn có"
Quay lại với câu chuyện của Xiaoqing, lẽ ra cậu bạn đã có được một tương lai xán lạn, học hành thành tài và có công việc ổn định nhưng chỉ vì căn bệnh mà giờ đây, mọi thứ đều dang dở. Việc phát hiện bệnh sớm là vô cùng quan trọng để phòng tránh, vì thế dù có bất kì dấu hiệu nào cũng không được chủ quan và nên tập cho mình thói quen ăn uống, sinh hoạt điều độ và lành mạnh nhất.
Ảnh minh họa: Sohu
Xem thêm các bài viết thú vị tại Bestie nhé!
DẤU HIỆU CỦA BỆNH THẬN AI CŨNG NÊN BIẾT ĐỂ PHÒNG TRÁNH
Ở giai đoạn đầu, bệnh thận thường có những triệu chứng như: da mẩn đỏ, kích ứng, mặt và bọng mắt tự nhiên sưng phù rồi thâm lại, đi tiểu quá nhiều hoặc quá ít cũng là một trong những dấu hiệu ban đầu của bệnh...
Ngoài ra, khi bệnh đã chuyển biến nặng hơn thì sẽ có những biểu hiện như:
- Cảm thấy khó thở không rõ nguyên nhân.
- Người mệt mỏi, hay buồn ngủ, thiếu sức sống.
- Không ăn được nhiều, cứ ăn vào là lại nôn ra.
- Thỉnh thoảng hoặc liên tục cảm thấy đau, tức ngực.