Làm sao để luộc rau có màu xanh mướt, rán cá không sợ dính chảo, chiên thịt không bị khô hoặc hầm xương nhanh nhừ... Tất cả đều có thể giải quyết một cách đơn giản và dễ dàng nhờ những mẹo vặt được đúc kết lại từ các đầu bếp lâu năm dưới đây.

>> Xem thêm: Nổ nồi áp suất ở TP.HCM, một người nguy kịch, đồ đạc, kính vỡ tung tóe
1. Luộc rau có màu xanh. Đun nước thật sôi, thêm nước cốt chanh hoặc vài giọt giấm rồi thả rau vào, nhờ vậy món rau luộc sẽ xanh mướt mắt, không bị thâm.
2. Xử lý cơm khê. Lập tức rút dây cắm điện, đặt vào nồi cơm vài mẩu bánh mì hoặc vài khúc hành lá, mùi khê sẽ giảm hẳn.
3. Luộc thịt heo mềm, trắng. Đun sôi nước, nêm một thìa giấm sau đó mới cho thịt vào luộc.
>> Đừng bỏ lỡ: Mách chị em 18 tuyệt chiêu nấu nướng ngon như nhà hàng
4. Xào thịt bò mềm. Cho một thìa nhỏ dầu ăn vào thịt bò rồi trộn đều trong quá trình ướp. Khi xào bật lửa to, đảo thịt nhanh tay và không xào quá lâu.
5. Hầm xương nhanh nhừ. Trong trường hợp không có nồi áp suất, bạn hãy cho xương vào ninh cùng 1 thìa bột ngọt, khi nước sôi thì thả vào 3 - 4 viên nước đá to rồi đậy nắp lại đun tiếp, đảm bảo cách này sẽ giúp xương nhanh chín nhừ hơn nhiều.
6. Xử lý cơm khô. Dùng một đôi đũa chọc vào giữa nồi cơm, đổ chút nước nóng vào rồi bật nút nấu, tránh mở nắp kẻo gây thất thoát hơi nước.
7. Thái ớt không sợ bỏng rát tay. Thoa dầu ăn lên tay trước khi thái, hoặc nếu bị dính ớt thì rắc đường cát vào xoa nhẹ rồi rửa sạch.

>> Xem thêm: Chị em giỏi nội trợ bật mí nhiều công dụng hữu ích từ lò vi sóng
8. Nấu nước dùng ngon. Hầm xương heo và xương gà theo tỉ lệ 1 heo 3 gà, kiểu gì bạn cũng sẽ có một nồi nước dùng siêu ngon cho món lẩu hoặc bún, phở.
9. Chiên khoai tây vàng giòn. Ngâm khoai tây xắt miếng vào nước muối loãng khoảng 15 phút, vớt khoai để ráo rồi tẩm bột và chiên.
10. Vắt chanh nhiều nước. Ngâm quả chanh vào nước nóng vài phút thì khi vắt sẽ rất dễ và cho nhiều nước hơn.
11. Cuốn nem không bị chảy nước. Ở công đoạn làm nhân, nên trộn đều trứng và thịt trước, tiếp theo mới cho các loại rau củ vào. Như vậy thì khi đem cuốn sẽ không sợ bị chảy nước gây khó rán.

12. Nem rán vàng giòn. Hòa giấm ăn và đường sau đó thoa lên miếng bánh đa nem rồi mới cuốn, cách này giúp chiếc nem giòn rụm vàng đều hấp dẫn.
13. Sườn rán không bị khô. Nên khứa vài đường lên gân thịt trước khi rán.
14. Rán cá giòn tan mà không dính chảo. Chà xát miếng gừng khắp mặt trong của chảo rồi mới đổ dầu ăn vào. Cách này vừa giúp cá không dính chảo, vừa vàng giòn lại đỡ bị bắn dầu tung tóe gây nguy hiểm.
15. Khử mùi thịt vịt. Sau khi làm sạch lông, giã nát gừng và muối rồi chà xát lên bề mặt thịt vịt, ngan, hoặc dùng rượu trắng cũng được. Sau 5 phút thì rửa sạch rồi mới tiếp tục sơ chế.
Lưu lại những bí quyết đơn giản trên thì dù bạn có mù mờ chuyện bếp núc cỡ nào cũng có thể khắc phục được. Nếu còn biết thêm những mẹo hay giúp xử lý sự cố khi nấu nướng nào thì bạn hãy chia sẻ cùng mọi người ở mục bình luận bên dưới nhé.
Xem thêm nhiều tin hot trên Bestie!
LÝ DO KHÔNG NÊN NẤU CANH QUÁ CHÍN VÀ ĂN CANH QUÁ NÓNG
Trong bữa cơm của người Việt thường không thể thiếu một bát canh nóng hổi được nấu từ thịt hoặc cá, kết hợp cùng nhiều nguyên liệu rau củ khác. Tuy nhiên việc thưởng thức món canh cũng cần tuân theo một số điều nhất định để tránh ảnh hưởng đến cơ thể.
Không ăn canh quá nóng. Thực quản, vòm họng và vùng niêm mạc dạ dày chỉ chịu được nhiệt độ khoảng 60 độ C. Nếu ăn canh nóng vượt mức nhiệt độ này có thể dẫn đến tình trạng bỏng, viêm, thậm chí ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa.
Không ăn canh để qua đêm. Món canh để qua đêm thường bị vi khuẩn phân hủy một phần tạo ra những chất có hại cho cơ thể, dù bạn có đem hâm nóng lại bao nhiêu lần thì vẫn không thể khử được...
Xem thông tin chi tiết TẠI ĐÂY!