Bằng cách này hoặc cách khác, khi sức khỏe ở một cơ quan hoặc bộ phận nào đó có vấn đề thì cơ thể chúng ta sẽ đánh "tín hiệu" thông qua những biểu hiện khá cụ thể. Do đó, chỉ cần thực hiện một vài bài kiểm tra đơn giản như sau bạn cũng có thể nhận ra sức khoẻ có vấn đề, từ đó thay đổi lối sống để giúp cải thiện tốt hơn.

>> Đừng bỏ lỡ: Tiểu nhiều, ngủ tù tì 14 tiếng... Dấu hiệu cơ thể đang rệu rạo
Tim mạch
Theo các chuyên gia, đi thang bộ là cách đơn giản nhất để mỗi người có thể tự kiểm tra tình trạng sức khoẻ tim mạch của chính mình. Theo đó, bạn hãy vừa đi cầu thang bộ vừa hát hoặc nói chuyện điện thoại với ai đó (lưu ý là đi ít nhất từ 8 - 12 bậc) bởi yếu tố tiên quyết của bài kiểm tra này là bạn phải nói trong khi di chuyển.
Nếu sau khi leo thang bộ với từng ấy bậc mà bạn vẫn cảm thấy tim hoạt động bình thường nghĩa là mọi thứ vẫn đang rất ổn định. Tuy nhiên, nếu cảm thấy khó thở đồng thời tim đập nhanh hơn nghĩa là tim đang có vấn đề (bởi cơ quan này không thể đáp ứng được các hoạt động thể chất thông thường), và khi ấy bạn nên kiểm tra sức khoẻ tim mạch chuyên sâu hơn.
Động mạch
Để kiểm tra sức khoẻ động mạch, bạn cần nằm trên sàn nhà (như trong hình), sau đó nâng hai chân lên (sao cho chân tạo thành một góc 45 độ) rồi giữ nguyên tư thế như vậy trong thời gian khoảng vài phút.

Sau đó bạn hãy tiến hành kiểm tra màu sắc của bàn chân. Nếu ngón chân và bàn chân trở nên tái nhợt nghĩa là tuần hoàn máu đang có vấn đề, thậm chí rất kém. Bởi các động mạch giúp cung cấp máu đến các chi đang hoạt động không tốt, khi chúng bị tắc nghẽn thì hai chân không được cung cấp đủ oxy và sẽ dẫn đến những dấu hiệu như trên.
Kiểm tra và phòng ngừa đột quỵ
Để kiểm tra và phòng ngừa đột quỵ, bạn cần dùng đến đồng hồ bấm giờ. Sau đó thực hiện động tác từ từ nhấc một chân lên cao (như trong hình) nhưng phần hông vẫn song song với sàn nhà.

Và rồi bắt đầu bấm giờ để kiểm tra sức khoẻ. Theo đó, nếu có thể đứng trong tư thế này trong thời gian ít nhất 20 giây nghĩa là sức khoẻ tim mạch của bạn rất tốt, và bạn ít có nguy cơ đột quỵ. Ngược lại, nếu cảm thấy quá khó khăn khi đứng với tư thế này thì có khả năng tim mạch của bạn đang có vấn đề, khi ấy cần kiểm tra sức khoẻ chuyên sâu ngay.
>> Xem ngay: GS.TS Lê Danh Tuyên: Ăn sạch, đủ chất giúp phòng bệnh trong mùa dịch
Tiểu đường
Để kiểm tra tiểu đường bằng phương pháp tại nhà này thì bạn cần đến sự giúp đỡ từ người thân của mình. Theo đó, bạn nên chuẩn bị một cây bút chì có sẵn một đầu nhọn và một đầu vẫn còn cục tẩy.

Sau đó (lưu ý là bạn không được nhìn) nhờ người thân cọ lần lượt hai đầu bút chì vào ngón chân cái của mình (như trong hình). Và nếu bạn có thể nói đúng được đầu nào của chiếc bút chì đang cọ vào ngón chân cái của mình thì sức khoẻ bạn bình thường. Nhưng nếu nói sai, nghĩa là các dây thần kinh ở ngón chân cái của bạn đang không hoạt động hiệu quả, nhưng độ nhạy cảm của các dây thần kinh nơi này kém cũng là dấu hiệu của bệnh tiểu đường.
Thiếu máu
Để kiểm tra nhằm biết mình có đang bị thiếu máu hay không thì bạn cần đứng trước gương. Sau đó nhẹ nhàng dùng tay (nhớ rửa thật sạch) từ từ kéo nhẹ mí mắt dưới xuống.

Khi ấy, nếu thấy nó có màu hồng thì mọi chuyện đang rất ổn định. Nhưng ngược lại, nếu khu vực này có màu hồng quá nhạt hoặc thậm chí là màu vàng cũng đồng nghĩa rằng nhiều khả năng cơ thể bạn đang thiếu máu. Và khi ấy thì bạn nên đến gặp bác sĩ để kiểm tra ngay nha!
Thiếu nguyên tố vi lượng hoặc mất cân bằng hormone
Rụng tóc là vấn đề hoàn toàn bình thường của mỗi người, tuy nhiên, nếu mỗi ngày rụng từ 50 - 100 sợi tóc nghĩa là có thể cơ thể bạn đang thiếu nguyên tố vi lượng hoặc mất cân bằng hormone.

Lúc này, bạn cần tự mình kiểm tra tại nhà bằng cách đơn giản như sau: Giữ tóc thật khô và sạch, sau đó cầm một lọn nhỏ tóc trong các ngón tay và từ từ kéo ra (lưu ý không dùng lực quá mạnh). Khi ấy, nếu tóc chỉ rụng từ 2 - 3 sợi thì chẳng có gì phải lo lắng. Ngược lại, nếu tóc rụng nhiều hơn thì đấy lại là điều rất bất thường.
Hội chứng ống cổ tay
Hội chứng ống cổ tay là triệu chứng của bệnh thần kinh ngoại biên và thường gặp ở những người làm việc văn phòng. Đặc biệt là những người làm việc bằng tay trong thời gian dài, liên tục với một tư thế như gõ bàm phím máy tính chẳng hạn.

Để kiểm tra hội chứng này, bạn hãy nâng hai tay của mình lên cao (nhưng chú ý phần cẳng tay phải song song với gương mặt). Sau đó cố gắng chạm ngón tay vào cổ tay. Nếu bạn có thể giữ được tư thế ấy trong thời gian từ 1 - 2 phút chứng tỏ mọi chuyện hoàn toàn bình thường. Nhưng nếu cảm thấy bị tê, thậm chí ngứa râm ran hoặc ngón tay, cổ tay bị đau thì có thể bạn đã mắc hội chứng ống cổ tay.
>> Bạn xem chưa: Những vị trí đau bất thường cảnh báo bệnh nguy hiểm, số 6 nhiều người trẻ đang mắc phải
Thính giác
Để kiểm tra thính giác của mình có ổn không thì bạn cần đứng trong một căn phòng cực kỳ yên tĩnh. Sau đó, đặt tay vào tai (như trong hình), rồi tiến hành chà sát các ngón tay lại với nhau.

Bạn đang nghe thấy âm thanh chứ? Sau đó, vẫn tiếp tục chà sát các ngón tay nhưng di chuyển tay ra xa. Lúc này, nếu vẫn nghe thấy âm thanh thì chứng tỏ thính giác của bạn hoàn toàn bình thường. Còn nếu không nghe thấy gì nghĩa là thính giác của bạn đang có vấn đề. Sau cùng, hãy thực hiện bên tai còn lại để kiểm tra luôn nhé!
Ngoài việc nên kiểm tra sức khoẻ định kỳ ở bệnh viện (ít nhất mỗi năm một lần) thì bạn hoàn toàn có thể tự thực hiện những động tác như trên nhằm phát hiện những dấu hiệu bệnh tật cơ bản nhất để đề phòng. Tuy nhiên, nếu có bất cứ dấu hiệu hoặc triệu chứng gì khiến mình cảm thấy bất an thì nên đến bệnh việc để kiểm tra sức khoẻ chuyên sâu hơn nhé!
Nguồn và ảnh: Brightside
Cùng theo dõi những bài viết trên Bestie.vn nhé!
5 VỊ TRÍ ĐỔ MỒ HÔI LÀ DẤU HIỆU "CẢNH BÁO" SỨC KHỎE CÓ VẤN ĐỀ
Bên cạnh 8 phương pháp tự kiểm tra sức khỏe cơ bản ai cũng có thể thực hiện ngay tại nhà như trên thì 5 vị trí sau đây đổ mồ hôi cũng là dấu hiệu cảnh báo sức khoẻ đang không được tốt:
- Đổ mồ hôi mũi chứng tỏ phổi yếu hoặc hệ miễn dịch đang hoạt động kém hiệu quả.
- Đổ nhiều mồ hôi lưng chứng tỏ cơ thể bạn đang suy nhược do thiếu cân bằng âm dương.
- Với chị em, đổ nhiều mồ hôi cổ có thể do rối loạn nội tiết.
- Còn đổ nhiều mồ hôi ở khu vực vòm ngực chứng tỏ tuần hoàn máu kém hoặc dạ dày và lá lách không ổn...>> Xem thêm thông tin TẠI ĐÂY.