Đổ mồ hôi được xem như một hoạt động sinh lý rất bình thường của mỗi người nhằm giúp làm mát, đào thải độc tố cho cơ thể và bảo đảm cho các cơ quan bên trong hoạt động trơn tru, an toàn. Tuy nhiên, nếu mồ hôi tiết quá nhiều ở một vài khu vực nhất định thì có thể do bệnh lý gây ra.
Đổ mồ hôi tay, chân: Huyết hư, tỳ vị hư nhiệt

Đổ mồ hôi tay, chân có thể do quá xúc động, căng thẳng nhưng đôi khi còn là dấu hiệu "cảnh báo" do huyết hư hoặc tỳ vị hư nhiệt. Đặc biệt, nếu ai thường xuyên đổ mồ hôi tay, chân kèm theo thêm các triệu chứng khác như khô miệng, nhiệt miệng hoặc viêm, sưng nướu, lợi… thì càng cần phải chú ý hơn.
Để giúp cải thiện tình trạng này, sau bữa ăn mỗi ngày khoảng 1 tiếng thì bạn nên xoa bụng thật nhẹ nhàng theo chiều đồng hồ khoảng 30 vòng rồi thực hiện thao tác tương tự nhưng theo chiều ngược lại (ngược chiều kim đồng hồ) thêm 30 vòng nhữa.
>> Đừng bỏ lỡ: 8 bí kíp nghe có vẻ ngược đời nhưng rất hữu ích cho người khó ngủ
Đổ mồ hôi mũi: Phổi yếu, hệ miễn dịch kém
Nếu thường xuyên đổ nhiều mồ hôi ở khu vực mũi thì có thể đấy là dấu hiệu phổi đang hoạt động yếu hoặc không khỏe và cần điều khí. Bên cạnh đó, hiện tượng này cũng là lời "cảnh báo" cho thấy hệ miễn dịch của bạn đang suy giảm.

Nếu gặp tình trạng này, bạn cần bổ sung thêm các thực phẩm bổ phổi và tăng cường hoạt động nhằm giúp nâng cao sức đề kháng cho mình. Đặc biệt, để giúp điều hòa chức năng phổi thì bạn cũng cần chú ý thực hiện thêm những bài tập liên quan tới cánh tay.
Đổ mồ hôi lưng: Cơ thể suy nhược
Trên cơ thể chúng ta thì lưng là khu vực có khá ít tuyến mồ hôi. Thế nên, nếu thời tiết không quá nóng hoặc tâm lý vẫn đang bình thường nhưng lưng vẫn đổ mồ hôi chứng tỏ cơ thể đang suy nhược do thiếu cân bằng âm dương.

Để ổn định sức khỏe, bạn nên bồi bổ cơ thể thông qua ăn uống. Bên cạnh đó, bạn cũng cần điều chỉnh lại thói quen trong sinh hoạt hàng ngày, làm việc và nghỉ ngơi hợp lý đồng thời siêng năng vận động hoặc tập luyện một vài động tác yoga để giúp cải thiện sức khỏe tốt hơn. Riêng với chị em phụ nữ, bổ sung thêm các món hải sản vào thực đơn cũng có thể giúp khắc phục tình trạng sức khỏe này.
>> Bạn xem chưa: Những vị trí đau bất thường cảnh báo bệnh nguy hiểm, số 6 nhiều người trẻ đang mắc phải
Đổ mồ hôi cổ: Rối loạn nội tiết
Cũng như lưng, cổ là khu vực không tập trung nhiều tuyến mồ hôi. Thậm chí ngay cả khi chúng ta hoạt động mạnh thì cổ cũng đổ mồ hôi ít hơn các khu vực khác trên cơ thể.

Thế nên, nếu thời tiết không quá nóng nhưng cổ vẫn thường xuyên đổ nhiều mồ hôi thì nên khám sức khỏe bởi có thể đấy là dấu hiệu của rối loạn nội tiết. Khi cơ thể thường xuyên gặp tình trạng này, bạn nên tới các phòng khám chuyên về nội tiết kiểm tra để có thể chữa trị kịp thời.
>> Xem thêm: Những dấu hiệu cảnh báo tim của bạn đang có vấn đề, người trẻ tuổi càng nên lưu ý
Đổ mồ hôi vòm ngực: Dạ dày, lá lách có vấn đề; tuần hoàn máu kém
Cuối cùng, nếu vòm ngực (khu vực ở phía dưới cổ nhưng lại ở phía trên ngực) bỗng dưng đổ quá nhiều mồ hôi thì bạn có nguy cơ gặp phải các vấn đề sức khỏe có liên quan tới dạ dày, lá lách. Bên cạnh đó, việc đổ mồi hôi thường xuyên ở khu vực này cũng là dấu hiệu của thiếu oxy, tuần hoàn máu kém.

Nếu hiện tượng này diễn ra thường xuyên và mồ hôi đổ ra ngày càng nhiều thì bạn nên kiểm tra sức khỏe. Song song đó, bạn cũng cần hạn chế dùng nhiều thức ăn giàu dầu mỡ hoặc đồ nguội...
Ngoài là lời "cảnh báo", là dấu hiệu của những vấn đề sức khỏe như trên thì mồ hôi ra nhiều còn có thể do một số bệnh lý khác như: hạ đường huyết, rối loạn lo âu, cường giáp... Nếu cảm thấy cơ thể bỗng dưng ra nhiều mồ hôi và mồ hôi tiết ra một cách bất thường thì nên kiểm tra sức khỏe càng sớm càng tốt bạn nhé!
Cùng theo dõi những bài viết trên Bestie.vn nhé!
CHUYÊN GIA CHỈ RA 4 TÁC HẠI BẤT NGỜ TỪ THÓI QUEN NGỒI BẮT TRÉO CHÂN
Bên cạnh những thông tin về sức khỏe có liên quan đến việc tiết mồ hôi như trên thì các chuyên gia cũng đã chỉ ra những tác hại từ thói quen ngồi bắt tréo chân mà rất nhiều người, đặc biệt là chị em phụ nữ đang mắc phải:
- Gây tăng nguy cơ cục máu đông: Theo các chuyên gia, tác hại nguy hiểm nhất của thói quen ngồi bắt tréo chân là dễ tăng nguy cơ gây cục máu đông do tư thế ngồi này sẽ gây cản trở hoạt động của một số tĩnh mạch ở chân và làm chậm lưu lượng máu, có thể gây ra huyết khối tĩnh mạch.
- Gây đau lưng, yếu chân hoặc tê bại: Thói quen ngồi bắt tréo chân có thể khiến nhiều người cảm thấy thoải mái, nhưng song song đó, thường xuyên ngồi với tư thế này cũng rất dễ gây ra triệu chứng đau lưng, yếu chân, thậm chí tê bại...
>> Xem thêm thông tin TẠI ĐÂY.