12/17/2020 14:46

16 quy tắc trên mâm cơm người Việt xưa đến nay vẫn còn hữu dụng

Thanh Xuân - Theo thethaovanhoa.vn Thanh Xuân

Những quy tắc khi ngồi vào mâm cơm của người Việt dưới đây tuy xưa nhưng chẳng bao giờ "cũ", bởi đấy chính là các phép tắc cơ bản, những bài học về phép lịch sự khi ăn uống ai cũng cần ghi nhớ.

Tục ngữ có câu: "Ăn trông nồi, ngồi trông hướng", và hầu như ai trong chúng ta cũng được cha mẹ nhắc nhở về những quy tắc khi ngồi vào bàn ăn ngay từ khi còn nhỏ. Những quy tắc ấy không chỉ là phong tục mà còn là phép lịch sự, là việc thể hiện văn hóa ăn uống của mỗi người.

Dưới đây là những quy tắc cơ bản khi ngồi vào mâm cơm của người Việt xưa và cũng là bài học cơ bản về phép lịch sự trong ăn uống mà có lẽ ai cũng cần ghi nhớ.

16 quy tắc trên mâm cơm người Việt xưa đến nay vẫn còn hữu dụng
"Ăn trông nồi, ngồi trông hướng" là việc thể hiện văn hóa ăn uống của mỗi người - Tranh: Nguyễn Phan Chánh.

>> Đừng bỏ lỡ: Ăn uống là chuyện tế nhị, đừng quên những mẹo nhỏ này để không bị chê là kém sang

Quy tắc khi dùng đũa

- Khi đưa bát cơm lên miệng ăn thì không được và cơm quá 3 lần.
- Không đưa thẳng thức ăn khi vừa gắp trên đĩa vào miệng mà phải đặt thức ăn vào bát của mình trước khi ăn.
- Không dùng đũa hoặc muỗng của mình khuấy vào thức ăn trong tô chung. Và cũng không nhúng đầu đũa vào bát nước chấm dành cho nhiều người.

16 quy tắc trên mâm cơm người Việt xưa đến nay vẫn còn hữu dụng
Không dùng đũa hoặc muỗng của mình khuấy vào thức ăn trong tô chung. Nguồn ảnh: Soha.

- Khi gắp thức ăn cho người khác phải trở đầu đũa đồng thời chú ý đến tay áo của mình để không đụng vào thức ăn trên bàn.
- Không dùng đũa xới thức ăn chung lên để chọn miếng ngon nhất cho mình. 

>> Bạn xem chưa: Những nguyên tắc sống cần phải thuộc nằm lòng để không bị kém duyên

Quy tắc khi ngồi vào mâm cơm

- Dù mâm cơm được bày trên bàn hay trên chiếu thì khi ngồi vào ghế (hay trên chiếu) cũng tuyệt đối không được rung đùi.
- Tuyệt đối tránh trường hợp vừa nhai nhồm nhoàm trong miệng vừa nói, chép miệng khi ăn đồng thời cũng không nên gây ồn ào. Ăn từ tốn, nhẹ nhàng, không nên vừa đi vừa nhai.
- Không thổi thức ăn nóng bằng cách chu mồm, thay vào đó, phải nhẹ nhàng múc phần nguội hơn ở trên cùng thưởng thức. 
- Phải đặt muỗng múc canh nằm ngửa trong tô và cũng không gõ đũa hoặc muỗng vào bát khi ăn.

16 quy tắc trên mâm cơm người Việt xưa đến nay vẫn còn hữu dụng
Ăn từ tốn, nhẹ nhàng, không vừa nhai nhồm nhoàm trong miệng vừa nói. Nguồn ảnh: Travelmag.

- Khi dùng các thức ăn có nước như canh, súp..., nếu thức ăn đựng trong bát nhỏ thì có thể bưng hai tay uống nhưng không kèm theo muỗng. Còn nếu các thức ăn này được đựng trong bát lớn thì nên dùng muỗng múc và ăn từ tốn, nhẹ nhàng.
- Dù dùng cơm trong gia đình hay làm khách một nhà nào đó cũng tuyệt đối không nên chê thức ăn không hợp khẩu vị của mình.
- Không ăn liên tục một món nào đó dù mình rất "hảo", đồng thời phải dùng hết sạch thức ăn trong bát của mình.
- Nếu muốn lấy thức ăn đặt xa tầm với thì nên nhờ người lấy hộ, không nên nhoài người trên mâm cơm để gắp thức ăn. 
- Khi ăn, nếu gặp phải xương hoặc vật lạ, cay... thì nên bình tĩnh xử lí, không được "nhè" ra lại tại bàn đồng thời xin phép ra ngoài hắt hơi hoặc xì mũi...

16 quy tắc trên mâm cơm người Việt xưa đến nay vẫn còn hữu dụng
Thông thường người trẻ nên mời ông bà, cha mẹ trong mâm cơm trước khi ăn. Nguồn ảnh: Afamily.

- Tùy theo phong tục mà mỗi gia đình có cách mời cơm khác nhau, tuy nhiên, thường thì người trẻ nên mời ông bà, cha mẹ... trong mâm cơm trước khi ăn.
- Nếu làm khách thì không nên tự ý ngồi vào bàn ăn khi chủ nhà chưa mở lời mời đồng thời phải ngồi theo sự sắp xếp của gia chủ (nếu có).

>> Đừng bỏ lỡ: 10 nguyên tắc lịch sự tránh bị kém duyên khi giao tiếp

10 NGUYÊN TẮC LỊCH SỰ "BẤT THÀNH VĂN" NHƯNG AI CŨNG PHẢI BIẾT.

Ngày nay, tuy bữa cơm sum họp ở một số gia đình đang mai một dần do các thành viên quá bận rộn với công việc cùng nếp sống gấp gáp khiến mọi người dùng bữa bên ngoài nhiều hơn. Tuy nhiên, dẫu sao thì những quy tắc trên mâm cơm của ông bà xưa như trên cũng như "cẩm nang" hay và rất hữu ích trong cách ứng xử của mỗi người, mỗi gia đình mà chúng ta cần phải biết để luôn lịch sự trong mắt mọi người.

Xem thêm thông tin thú vị và bổ ích trên Bestie nào!

ĐI DU LỊCH NHỚ NGAY QUY TẮC ĂN UỐNG NÀY ĐỂ KHỎI BỊ "CƯỜI THÚI ĐẦU"

Ngoài những quy tắc trên mâm cơm của người Việt xưa ai cũng cần nhớ như trên, nếu đi du lịch, bạn cũng cần chú ý đến những quy tắc ăn uống của một vài quốc gia sau đây để không bị người ta chê cười:

- Nhật Bản: Ở Nhật Bản, trước khi ăn mì bạn phải húp thật nhiều nước để thể hiện sự thích thú và sảng khoái. Thậm chí tiếng húp nước càng to càng thể hiện sự tôn trọng đối với gia chủ. 

- Trung Quốc: Người Trung Quốc khi dùng bữa không bao giờ lật mặt còn lại của con cá để ăn bởi theo họ hành động ấy là điềm báo không lành...

>> Xem thêm thông tin TẠI ĐÂY

Bài viết liên quan

Video có thể bạn quan tâm
Trần Đạt và hành trình làm trang phục cho Á hậu Mis Sup Kim Duyên
Scroll to top