Bà Nguyễn Thị Ba (72 tuổi, ở thành phố Thủ Dầu Một, Bình Dương) từng học trường Sư phạm Sài Gòn. Khoảng những năm 1968 bà ra trường và được phân công dạy tiểu học đến 2003 thì về hưu.
Đã có kinh nghiệm nhiều năm giảng dạy cho học sinh Tiểu học nên việc dạy dỗ, rèn luyện cho các em nhỏ ở lớp tình thương không phải là quá khó khăn. Bà rèn cho các em biết mặt chữ, con số, biết đọc, viết thành thạo.

>>Xem thêm: Ấm lòng với lớp học tình thương "phiên bản cũ" do cô giáo 70 tuổi đứng lớp ở Cần Thơ
Cơ duyên đến với lớp học tình thương của bà Ba
Theo Dân Trí, ban đầu bà Ba chưa có ý định tham gia vào lớp học tình thương của phường Phú Cường. Tuy nhiên, sau một thời gian đi bán vé số, tận mắt chứng kiến nhiều hoàn cảnh khó khăn, phải đi bán vé số thay vì đi học. Thương cảm, bà Ba đã xin vào dạy ở lớp học tình thương.
Bà giáo già tâm sự, mỗi sáng bà thức dậy sớm để đi bán vé số, không phải là để mong bán được nhiều mà là tranh thủ thời gian bán cho hết để chiều về còn lên lớp với tụi nhỏ. Lớp tình thương cách nhà 2km nhưng bà Ba chỉ đi bộ, vừa tiết kiệm tiền, lại bán thêm được tờ vé số. Mặc dù 17h30 mới vào học nhưng bà thường đến sớm hơn khoảng 1 tiếng để chuẩn bị bài vở, bàn ghế đón các em.


Đã gần 5 năm nay, ngày nào bà Ba cũng đứng lớp tình thương để dạy con chữ cho các em. Lớp học hiện tại của bà Ba có 19 em, rải đều từ lớp 1 đến lớp 5, em nhỏ nhất 10 tuổi, em lớn nhất thì 33 tuổi, mỗi em học sinh một hoàn cảnh khác nhau nhưng đa số đều nghèo khó, thiếu cái ăn, cái mặt.
"Nhiều em không có cha mẹ, chỉ sống với ông bà nên phải nghỉ học sớm phụ giúp ông bà. Buổi chiều tối đáng ra là lúc các em sum vầy bên mâm cơm cùng gia đình, nhưng vì hoàn cảnh nên các em phải đến lớp học tình thương kiếm chữ, nhìn thương lắm", bà Ba tâm sự.
Buổi học của bà Ba bắt đầu là việc điểm danh, sau đó đánh giá, nhận xét bài tập của học trò, ai viết đẹp sẽ được khen thưởng, em nào còn yếu thì được bà động viên, khích lệ. Sau đó đến phần tập đọc, các em lớp 1 thì học đánh vần, các em lớn hơn thì đọc thơ, rộn ràng cả một khu phố. Khi các em tập viết thì bà Ba đi từng bàn hướng dẫn cụ thể, hướng dẫn cách ngồi để không bị ảnh hưởng đến cột sống.

Đứa học trò mà bà lo lắng và quan tâm nhất đó là H.K.H (33 tuổi) là học sinh lớn tuổi nhất lớp. H. mồ côi bố mẹ, ở với ông bà, đầu óc lại không được minh mẫn nhưng rất thích được đi học. Theo bà Ba đã 5 năm, H. giờ tuy còn hơi chậm nhưng cũng đã biết đọc, biết viết. Các em rất quý mến bà Ba, luôn đi học đầy đủ, rất ít khi vắng mặt: "Học lớp của cô Ba vừa biết đọc, biết viết lại còn được ăn ngon, có gạo, sữa mang về nữa nên em vui lắm".
19h, lớp học kết thúc, bà Ba lại đi bộ từ lớp học về nhà trọ, trên đường về, bà cũng tranh thủ bán thêm những tờ vé số để kiếm tiền trang trải.

>>>Đừng bỏ lỡ: Tiệm tóc di động cắt tóc miễn phí ở Sài Gòn
Bà Ba tâm sự: "Cô gắn bó đến khi nào không còn sức làm nữa"
Mỗi tháng, bà Ba kiếm được khoảng 3 triệu đồng tiền bán vé số. Bà chỉ tiêu một nửa số đó, còn lại đem mua sách vở, bút thước, gạo, đường, sữa làm quà cho học trò của mình. Tuy không quá giá trị về mặt vật chất nhưng cũng là tấm lòng mà bà Ba gửi gắm cho những đứa trẻ tội nghiệp này.
Hằng ngày sau khi xong hết công việc, bà Ba trở về phòng trọ ăn uống, tắm rửa rồi bắt đầu ngồi vào bàn soạn giáo án và chấm bài cho học sinh. Nhiều lúc rảnh rỗi, bà Ba thường ngồi xem ti vi cho đỡ buồn.


"Cuộc đời cô nhiều nỗi buồn nhưng từ ngày có lớp học, có các em học sinh làm cô yêu đời hơn nên cô gắn bó đến khi nào không còn sức làm nữa", bà giáo già tâm sự.
>> Xem thêm: Cô giáo miền núi được tôn vinh là giáo viên xuất sắc toàn cầu
Mặc dù tuổi đã cao, sức yếu nhưng bà Ba vẫn ngày ngày bán vé số mưu sinh, lên lớp dạy cho học trò biết con số, cái chữ. Cuộc đời của bà chẳng mong gì hơn là các em khỏe mạnh, ngoan ngoãn học hành để sau này kiếm được cái nghề, tự nuôi sống bản thân. Cuộc sống này, cần lắm những nhà giáo tâm huyết, hết lòng với học trò như bà Ba. Hy vọng bà luôn khỏe mạnh để thực hiện được mong muốn dìu dắt lớp học tình thương này.
Xem thêm các bài viết thú vị tại Bestie nhé!
Lớp học đặc biệt của trẻ em nghèo ở làng ĐH
Lớp học 0 đồng của ông bà Tư ở làng Đại học đã mở được vài chục năm nay. Học sinh của lớp này đa phần là con của những gia đình có hoàn cảnh khó khăn, không có điều kiện đến trường.
Ông Tư trước đó là một nhà giáo đã về hưu, thấy thương cảm cho hoàn cảnh của lũ nhỏ trong làng ông đã mở lớp dạy. Mỗi ngày đến lớp ông chỉ cần đảo mắt qua là biết đứa nào vắng. "Nhiều khi học trò của mình ngày nay nó còn cái ngày mai nó (biến) mất. Ba mẹ nó mưu sinh tứ xứ, bắt nó phải đi theo, nhiều khi đi mất dạng, ông Tư tìm hoài mà chẳng gặp, đứa bị này đứa bị kia, tội nghiệp lắm".
Đáp lại, những học trò cũ của ông Tư sau khi lớn lên, thành người thì cũng dành thời gian để quay về thăm ông bà, thăm lớp học.
Xem chi tiết tại đây!