11/03/2020 14:36

6 đặc điểm của người đạo đức giả, nhận diện càng sớm càng có lợi

Thanh Xuân - Theo thethaovanhoa.vn Thanh Xuân

Ông cha ta có câu: "Tri nhân tri diện bất tri tâm", nghĩa là nhìn người, nhìn mặt nhưng không nhìn thấy tấm lòng. Tuy nhiên, dựa vào những đặc điểm dưới đây chúng ta có thể đoán biết họ đích thị là người đạo đức giả, sống hai mặt.

Việc kết bạn, giao tiếp hoặc hợp tác với người khác tất nhiên... là điều không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi người. Tuy nhiên, trong số những người ta từng tiếp xúc, giao tiếp hoặc hợp tác thì hẳn không phải ai cũng là người tốt. Cuộc sống có người tốt người xấu, có người luôn thật lòng với mình nhưng cũng có người sống hai mặt, đạo đức giả với mình...

Dưới đây là những đặc điểm chỉ có ở những người đạo đức giả, những người "miệng nam mô bụng một bồ dao găm", hãy cẩn thận trước khi hợp tác, kết giao với họ nhé! 

6 đặc điểm của người đạo đức giả, người thông minh càng phải ghi nhớ
Ưa chỉ trích người khác, chỉ giúp người khác nếu có lợi cho mình... là những đặc điểm của những người "miệng nam mô bụng một bồ dao găm". Nguồn ảnh: Lifehack.

>> Đừng bỏ lỡ: Phong thủy tại tâm, muốn có vận mệnh tốt phải sửa lại cách nói chuyện

Ưa chỉ trích người khác

Các chuyên gia tâm lý cho rằng, những người đạo đức giả thường mang tâm lý không cảm thấy an toàn. Và chính vì lẽ đó nên họ thường hay chỉ trích người khác thay vì đồng ý với quan đểm của họ. Những người này, thay vì khen ngợi khi người khác được đánh giá hơn mình thì họ lại cảm thấy bị coi thường, thậm chí bị đe dọa, từ đó nảy sinh trong lòng thói ưa chỉ trích, nói xấu, thậm chí tìm mọi cách để trù dập người khác.

Ngược lại, nếu là người đàng hoàng tử tế thì họ không bao giờ có thái độ ấy. Những người này còn xem thành công người khác là động lực cho mình phấn đấu và họ cũng luôn tự tin vào bản thân mình, vào năng lực của chính mình.  

6 đặc điểm của người đạo đức giả, người thông minh càng phải ghi nhớ
Người đạo đức giả thường mang tâm lý không cảm thấy an toàn trước mọi vấn đề trong cuộc sống. Nguồn ảnh: Vox.

Thường "buôn chuyện", "dìm" người khác xuống

Qua nhiều cuộc nghiên cứu tâm lý, các chuyên gia đã kết luận rằng, những người có thói quen "buôn dưa lê", tám chuyện đủ thứ vấn đề trong cuộc sống thì hay lo lắng nhiều hơn người khác, đặc biệt là họ thường không cảm thấy hài lòng về bản thân mình.

Và để giúp xóa đi cảm giác ấy, những người này thường "buôn chuyện", nói xấu người khác, tìm mọi cách "dìm hàng" người khác để nâng mình lên. Ngược lại, nếu là một người tử tế, họ sẽ thẳng thắn bày tỏ ý kiến, quan đểm của mình thay vì bình phẩm những lời không hay hoặc nói xấu sau lưng người khác.

>> Xem thêm: 6 phẩm chất của người có vận mệnh may mắn, xem bạn có bao nhiêu?

Thích gây ấn tượng, gây chú ý với mọi người

Nếu là người bình thường, khi đạt được thành công nhất định nào đó trong công việc, cuộc sống thì họ thường tỏ ra rất khiêm tốn. Thực tế thì những người này chỉ quan tâm đến việc người họ mà yêu thương nghĩ gì đến việc mình làm mà không cần tới sự chú ý của bất cứ ai. Nhưng ngược lại, với những người đạo đức giả thì họ sẽ luôn muốn tung hê lên cho cả thế giới biết khi mình đạt được một thành công nào đó, dù là nhỏ nhất. Sở dĩ có chuyện này là bởi những người đạo đức giả luôn muốn mọi người xung quanh chú ý đến mình, chú ý đến mình càng nhiều càng tốt.

Tất nhiên, tạo thiện cảm tốt, gây ấn tượng và gây chú ý trong mắt mọi người là một việc làm chẳng có gì đáng chê trách, nhưng với những người đạo đức giả thì điều ấy đã trở thành một thói quen, một lối sống của chính họ. Những người này thường sống bề nổi và tập trung quá nhiều vào việc người khác nghĩ gì về mình, và chính suy nghĩ ấy đã khiến họ tự đánh mất đi giá trị của bản thân.

6 đặc điểm của người đạo đức giả, người thông minh càng phải ghi nhớ
Những người đạo đức giả thường sống bề nổi, và chính suy nghĩ ấy đã khiến họ tự đánh mất đi giá trị của bản thân. Nguồn ảnh: Kienthuc.

Thích nói suông, ưa khoác lác

Nếu một người thường nói suông, hay khoác lác, khoe khoang về hình ảnh của bản thân, thậm chí thích phóng đại mọi thứ với lời lẽ vô cùng hùng hồn thì đấy đích thị là một kẻ đạo đức giả cần phải cẩn trọng khi giao du với họ. Sự thật thì những người có lòng tự trọng thấp mới hay nói suông, hay khoác lác, khoe khoang... để nhằm gây ấn tượng tốt hơn cho bản thân mình, còn một người chân thành, tử tế thì họ sẽ chẳng bao giờ nói suông bởi họ biết giá trị của lời hứa.

Thậm chí, người tử tế còn luôn đặt mình vào vị trí của người khác và nếu được nhờ vả thì họ sẽ luôn giúp đỡ hết sức mình. Người tử tế cũng chẳng thích khoe khoang, không cần nghe những lời tán dương từ người khác, bởi họ biết giá trị của mình và luôn tin tưởng vào bản thân mình.

>> Bạn xem chưa: Chân lý cuộc đời: Ngựa hiền bị người cưỡi, người hiền dễ bị bắt nạt

Chỉ giúp người khác nếu có lợi cho mình

Những người đạo đức giả cũng thường chỉ nghĩ đến bản thân mình trước khi nghĩ đến người khác, và họ chỉ giúp người khác nếu điều ấy mang lại lợi lộc cho mình. Còn nếu việc giúp đỡ ấy chẳng mang đến lợi lộc gì thì họ sẽ nhanh chóng tìm cách tránh né, hoặc tìm đủ mọi lý do để từ chối.

Ngược lại, những người tử tế giúp người khác xuất phát từ cái tâm của họ. Họ thích giúp đỡ mọi người, thích làm thiện nguyện... đơn giản vì họ muốn vậy, chứ không vì bất cứ điều kiện gì và lợi lộc gì cho mình.

6 đặc điểm của người đạo đức giả, người thông minh càng phải ghi nhớ
Những người đạo đức giả chỉ giúp người khác nếu điều ấy mang lại lợi lộc cho mình. Nguồn ảnh: Read01.

Chỉ tôn trọng những người có quyền lực

Nếu là người tử tế, họ sẽ luôn tôn trọng mọi người xung quanh mình dù họ đang đứng ở vị trí nào trong xã hội. Thậm chí, dù người đó chưa giúp ích được gì cho mình thì những người tử tế cũng vẫn dành cho họ một sự tôn trọng nhất định.

Trái ngược lại với suy nghĩ trên, những người đạo đức giả sẽ tìm mọi cách nịnh nọt để vươn lên, luôn tìm cách giành giật mọi thứ nếu có thể. Đặc biệt, những người này thường chỉ tôn trọng cấp trên, tôn trọng những người có thế có quyền còn với người khác thì xem như "rác". Đứng trước những người có quyền lực thì họ nịnh hót, cười nói ngọt ngào; còn trước những người có địa vị thấp kém hơn mình thì họ thường tỏ ra khinh bỉ, coi thường. 

BÀI HỌC XƯƠNG MÁU MỖI NGƯỜI PHẢI TỰ NẾM TRẢI ĐỂ TRƯỞNG THÀNH.

Sau tất cả, thường những người sống hai mặt, đạo đức giả, lòng dạ hẹp hòi thì chẳng bao giờ hành xử một cách văn minh, đường đường chính chính. Và tất nhiên họ sẽ lấy những vỏ bọc tốt đẹp bên ngoài để che đậy những thói xấu, những suy nghĩ và toan tính nham hiểm bên trong của họ. Hy vọng những bài học trên đây có thể giúp bạn có thêm nhiều kinh nghiệm hay trong việc nhìn người và từ đó có cách đối nhân xử thế tốt hơn.

Đón xem những bài viết hấp dẫn khác trên trang Bestie.vn nhé!

PHẬT DẠY: ĐỂ CUỘC ĐỜI BÌNH YÊN HẠNH PHÚC HÃY NGƯNG NÓI XẤU SAU LƯNG NGƯỜI KHÁC

Ngoài 6 đặc điểm của những người đạo đức giả mà ai cũng cần chú ý để kết giao trong xã hội như trên thì Đức Phật cũng đã dạy rằng, để cuộc đời luôn bình yên, hạnh phúc thì chúng ta nên ngưng nói xấu sau lưng người khác.

Đừng để những lời ác nghiệt của mình khiến người khác tổn thương, bởi càng nói xấu người khác thì lại càng hại người và hại chính mình mình. Sống trên đời thì dù là ai cũng cần nên tu tâm dưỡng tính, đặc biệt là tu dưỡng khẩu đức của chính mình.

Cuộc sống dù có đối mặt với bất cứ vấn đề gì thì cũng đừng nói những lời hung ác với người khác; đừng phàn nàn khi chẳng may gặp chuyện không hay; đừng phát ngôn những lời ngông cuồng và cũng đừng bao giờ nói xấu sau lưng người khác...

>> Xem thêm thông tin TẠI ĐÂY.

Bài viết liên quan

Video có thể bạn quan tâm
NHỮNG BÀI HỌC ĐƯỜNG ĐỜI QUÝ GIÁ MÀ CHA DẠY CON GÁI SẼ TỐT HƠN MẸ
Scroll to top