3 năm trước, hai bé trai là Mến và Hiền đã bị mẹ ruột bỏ rơi ở đoàn lân Long Nhi Đường. Ban đầu, người phụ nữ này nhờ đoàn lân trông bé hộ để đi mua sữa nhưng mãi không thấy trở lại.
Đến nay, đã 3 năm trôi qua, Mến, Hiền nay là Lê Gia Phát (9 tuổi) và Lê Gia Phúc (7 tuổi) được anh Hưng nhận nuôi dưỡng, chăm sóc. Hai bé được ăn học đàng hoàng, vui chơi cùng anh em bạn bè trong đoàn lân.

>>Xem thêm: Cụ ông bị mù lầm lũi trong cơn mưa, cho tiền không lấy, phải đổi bút bi
Mẹ bỏ 2 con trai dưới chân cầu để đi tìm hạnh phúc mới
Theo Pháp luật và bạn đọc, anh Hưng cho biết, sau khi mẹ bỏ đi, hai em khóc đòi mẹ, các anh lớn trong đoàn lân phải dỗ dành, chăm sóc để em không bị cô đơn, bơ vơ. Phải mất vài tháng, Phát và Phúc mới thực sự hòa nhập với mọi người, vơi đi nỗi nhớ mẹ.
"Trong suốt hơn 2 tháng đăng tải thông tin trên các phương tiện báo đài, người mẹ ruột của 2 bé vẫn không đến tìm con nên anh mới làm thủ tục xin nhận nuôi, đến nay đã hơn 3 năm rồi. Lúc đầu 2 bé không có giấy tờ, chỉ nhớ tên Mến, Hiền, giờ thì cả 2 đều được đi học, anh cũng làm khai sinh cho mỗi bé một cái tên mới", anh Hưng chia sẻ.

Không tìm được mẹ nhưng nhờ báo đài, truyền thông thì bà ngoại cũng đến nhận hai cháu. Bà cho biết, mẹ cháu đã cắt đứt liên lạc với gia đình, nghe đâu đã lập gia đình mới và sinh con. Bà ngoại già yếu, không có điều kiện để nuôi nên nhờ đoàn lân cưu mang giúp, khi nào nhớ cháu, bà lên thăm.
Ở đoàn lân hai em Phát và Phúc được đi học đầy đủ, được sinh hoạt, vui chơi, luyện tập cùng đoàn lân, mỗi ngày đều tràn ngập tiếng cười. "Con năm nay 9 tuổi, con ở đoàn lân lâu rồi, con không nhớ mẹ, cũng không biết mẹ là ai nữa", Phát ngây ngô nói. Trong mắt hai anh em, anh Hưng vừa là cha, là mẹ trong suốt 3 năm qua.
>>> Bạn có biết: Khó khăn vì con bị bại não nhưng gia đình vẫn luôn hạnh phúc
Đoàn lân Long Nhi Đường dang tay cưu mang trẻ mồ côi, cơ nhỡ
Anh Hưng cho biết Long Nhi Đương đã hoạt động được 10 năm. Ngoài Phát, Phúc, Long Nhi Đường có 20 em có hoàn cảnh khó khăn, bất hạnh, bị bố mẹ bỏ rơi. Anh nhận nuôi tất cả những đứa trẻ mồi côi mà anh gặp được.

"Lúc nhỏ anh cũng phải đi lượm bọc, bán vé số, cũng may được mọi người giới thiệu để anh vào nhà tình thương, có được cơm ăn, lại được dạy chữ. Nên khi thấy mấy đứa nhỏ thiếu tình thương, anh nghĩ đến bản thân mình trước kia. Mà muốn tập hợp tụi nhỏ thì cần phải có gì đó thu hút chúng, anh mới nghĩ ra múa lân, vì trẻ con thì thích lân. Anh mới đi học lén, rồi học dần dần trên mạng… sau này mới ra Long Nhi Đường", anh Hưng tâm sự.
Trung thu là thời điểm Long Nhi Đường tấp nập và xôn xao nhất. Bọn trẻ tập luyện, tiếng trống dồn dập làm sao để có những màn múa lân đẹp nhất gửi đến người xem. Lịch diễn càng nhiều, thì anh Hưng sẽ có điều kiện để lo cho cuộc sống của các em. Anh chỉ mong sao Long Nhi Đường ngày càng phát triển, anh đủ sức khỏe để quản lí tụi nhỏ, để giữ được mái ấm cho những đứa trẻ kém may mắn này.

Ngoài 20 em nhỏ được anh Hưng nuôi dưỡng, còn có khoảng 16 thành viên khác đến để tham gia múa lân. Mỗi người có một hoàn cảnh khác nhau nhưng cùng đam mê với múa lân. Để duy trì được Long Nhi Đường, các anh lớn, có việc thì đi làm, người thì đi học nghề, kiếm tiền về để nuôi các em. Anh Hưng còn có một xe tải nhỏ chở hàng kiếm thêm thu nhập.
"Nhiều lúc anh nghĩ mình phải buông bỏ để đi tìm hạnh phúc riêng, nhưng rồi nói mãi chứ có bao giờ làm được đâu. Nhìn mấy đứa nhỏ như thế này, anh không đành lòng, lúc nào cũng muốn ở bên để chăm sóc chúng nên người. Hồi trước anh cứ nghĩ khi tụi nhỏ lớn thì mình sẽ đỡ cực, nhưng không, lớn thì anh lại phải chăm lo nhiều hơn, phải định hướng được con đường cho các em sao để trở thành người tốt, người có ích cho xã hội", anh Hưng chia sẻ.
>>Bạn có biết: Thương chú xe ôm khắc khổ, cô gái quyên góp tặng xe máy, điện thoại
"Điều anh mong duy nhất là sắp tới mọi chuyện được suôn sẻ, đội lân có nhiều lịch diễn để có thêm điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng những em nhỏ nên người" - Anh Hưng chia sẻ chân thành. Đối với anh, Long Nhi Đường thực sự ý nghĩa, đây là ngôi nhà chung của những em nhỏ kém may mắn, mồ côi, bị bố mẹ bỏ rơi. Những người như anh Hưng đã góp phần giúp cuộc sống trở nên tươi đẹp hơn rất nhiều.
Xem thêm các bài viết thú vị tại Bestie nhé!
CỤ ÔNG BỊ MÙ LẦM LŨI TRONG CƠN MƯA, CHO TIỀN KHÔNG LẤY PHẢI ĐỔI BÚT BI
Cụ ông ở đường Đoàn Văn Bơ, Quận 4, mặc dù bị mù, tuổi đã cao nhưng vẫn chăm chỉ bán bún bi kiếm sống. Nhiều người thấy thương tình cho tiền để cụ về sớm nhưng cụ ông vẫn nhất quyết dúi vào tay khách bút bi.
Cô gái thấy thương xót cho cụ ông nên đã chủ động đề nghị đưa về nhà. Cụ ông từ chối, định tự bắt xe, nhưng vì trời mưa quá to nên hỏi địa chỉ để đưa thẳng về nhà trọ.
Cụ ông vẫn bán thường xuyên: "Buổi sáng bán quận 7, quận 8, chiều tối bán quận 3, quận 1". Cô gái kêu gọi, cụ là cụ Vui nếu ai thường đi ở những con đường này thì có thể mua ủng hộ giúp cụ.
Xem chi tiết TẠI ĐÂY!