Dịch COVID-19 vẫn đang có những diễn biến phức tạp. Do đó, việc chọn lựa một phương pháp điều trị bệnh có tiềm năng là điều quan trọng.
Theo các chuyên gia, sử dụng huyết tương để điều trị đang được xem xét, đánh giá như một liệu pháp mới có tiềm năng. Đặc biệt với những trường hợp bệnh nặng, tiến triển nặng thì đây được coi như công cụ để các y bác sĩ điều trị bệnh.

Vận động trường hợp điều trị khỏi COVID-19 để hiến huyết tương
Theo Người Lao Động đưa tin, mới đây, trong phác đồ điều trị COVID-19 sửa đổi, bổ sung, lần đầu tiên Bộ Y tế cho phép sử dụng huyết tương từ người khỏi bệnh COVID-19 đủ tiêu chuẩn để điều trị cho những bệnh nhân nặng nhiễm COVID-19 khác. Trong số 373 bệnh nhân COVID-19 giai đoạn trước sẽ có những người được tuyển chọn. Việc hướng dẫn lựa chọn người hiến huyết tương và sử dụng huyết tương như thế nào là điều cực kỳ quan trọng.
Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương (Hà Nội) đang vận động những bệnh nhân đã khỏi bệnh hiến huyết tương nhằm điều trị cho những bệnh nhân nặng mắc COVID-19 khác. Khi bệnh nhân đồng ý, bệnh viện sẽ mời và bố trí khu vực riêng để thực hiện quy trình này.

>> Có thể bạn chưa xem: Nữ bác sĩ qua đời khi chống Covid-19: Xót xa con trai hôn di ảnh mẹ
Quá trình lấy huyết tương không ảnh hưởng sức khỏe người hiến
Bởi có hệ thống máy lọc tách riêng huyết tương của người bệnh nên theo chuyên gia từ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, việc lấy huyết tương sẽ không ảnh hưởng đến sức khoẻ người hiến. Phương pháp sử dụng huyết thanh chứa kháng thể từ những bệnh nhân đã chữa khỏi được xem là cách hỗ trợ điều trị thêm cho những bệnh nhân có lượng virus lớn.
Các đơn vị y tế trong nước cũng đã và đang nghiên cứu, thử nghiệm lâm sàng phương pháp truyền huyết tương chứa kháng thể chống SARS-CoV-2 để điều trị cho bệnh nhân nặng. Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương đã được Bộ Y tế giao cho việc phối hợp với các đơn vị liên quan để thực hiện quá trình này.

>> Xem nhanh: Gần 5 triệu người từ Vũ Hán đã tới nhiều quốc gia khác trước lệnh cấm
Nhiều bệnh nhân COVID-19 nặng thuộc nhóm người cao tuổi, mắc bệnh mãn tính
Thông tin từ Bộ Y tế cho thấy các cơ sở y tế ghi nhận nhiều bệnh nhân COVID-19 nặng thuộc nhóm người cao tuổi, người mắc bệnh mãn tính trong đợt dịch này. Hiện tại, 11 bệnh nhân đang rơi vào nguy kịch, trong số đó có 7 bệnh nhân thở máy xâm nhập, hồi sức tích cực, 4 bệnh nhân can thiệp ECMO (tim phổi nhân tạo). Khả năng tử vong của các bệnh nhân này được chuyên gia đánh giá cao.
Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam đã có 8 bệnh nhân COVID-19 không qua khỏi. Trong số đó có đến 7 người trên 60 tuổi. Những ca này đều có bệnh lý nền điều trị nhiều năm liền.

>>Đừng bỏ lỡ: Lịch trình từ Đà Lạt tới TP.HCM của ca người Nhật dương tính với nCoV
Hiện tại, Việt Nam đã và đang làm rất tốt công tác kiểm soát dịch, chữa trị cho những bệnh nhân nhiễm virus Corona. Vì thế, mọi người không nên hoang mang hay quá lo lắng. Thay vào đó mỗi cá nhân cần có ý thức bảo vệ sức khỏe chính mình và nghiêm chỉnh thực hiện khuyến cáo từ Bộ Y tế.
Xem thêm những thông tin hot tại Bestie nhé!
KHÔNG ĐEO KHẨU TRANG ĐẾN NƠI CÔNG CỘNG TẠI TP. HỒ CHÍ MINH SẼ BỊ PHẠT
Vào chiều ngày 3/8 tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh COVID-19 tại TP. Hồ Chí Minh, Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Thành Phong đã đưa ra yêu cầu về việc xử phạt lỗi không đeo khẩu trang nơi công cộng.
Trước đó, TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh thành cũng từng thực hiện điều này tuy nhiên, sau đó việc đeo khẩu trang chỉ dừng lại ở mức khuyến cáo.
Theo Nghị định số 176/2013, hành vi không đeo khẩu trang khi đến nơi công cộng sẽ bị xử phạt từ 100.000 đến 300.000 đồng.
Xem thêm chi tiết TẠI ĐÂY !
Cập nhật những tin tức nhanh nhất, chính xác nhất về diễn biến dịch bệnh Covid-19 tại Cùng chống Corona