08/19/2020 11:10

6 nguyên tắc chung và 9 bước xử lý thi hài bệnh nhân nhiễm Covid-19

Vũ Thương - Theo thethaovanhoa.vn Vũ Thương

Người mắc Covid-19 thì sau khi qua đời phải nhanh chóng được hỏa táng. Suốt quá trình xử lí và vận chuyển phải đảm bảo không được phát tán nguồn bệnh, không làm mất nhiều thời gian.

WHO từng tuyên bố không có bằng chứng cho thấy việc tiếp xúc với thi hài nhiễm nCoV có thể dẫn tới lây bệnh, vì hầu hết mầm bệnh không tồn tại lâu trong cơ thể sau khi qua đời. Tuy nhiên, WHO vẫn lưu ý rằng nếu một người qua đời khi đang mắc Covid-19, phổi và các cơ quan khác trong cơ thể họ có thể vẫn chứa virus, do đó việc tiếp xúc với thi hài trong quá trình khâm liệm và an táng cần hết sức cẩn trọng và hạn chế người tham gia.

Theo Công văn 495/BYT-MT của Bộ Y Tế về xử lý thi hài bệnh nhân nhiễm nCoV, để đảm bảo thi hài bệnh nhân không trở thành nguồn phát tán bệnh, việc xử lý phải đảm bảo 6 nguyên tắc chung cùng tuần tự 9 bước tiến hành.

6 nguyên tắc chung và 9 bước xử lý thi hài bệnh nhân nhiễm Covid-19
Việc xử lý thi hài người mắc bệnh truyền nhiễm cần được tiến hành cấp tốc và thận trọng. Ảnh minh họa: AFP.

6 nguyên tắc chung khi xử lý thi hài bệnh nhân Covid-19

Đảm bảo không phát tán mầm bệnh trong quá trình xử lý, vận chuyển, hỏa táng và mai táng thi hài nhiễm nCoV và thực hiện theo quy định tại Thông tư 02/2009/TT- BYT ngày 26/5/2009 của Bộ Y tế hướng dẫn vệ sinh trong hoạt động mai táng và hỏa táng. Cụ thể:

- Những bệnh nhân khác trong cùng phòng cách ly phải được chuyển đi trước khi thực hiện xử lý thi hài.

- Thi hài nhiễm nCoV phải được hỏa táng, chỉ mai táng trong trường hợp không thực hiện được việc hỏa táng.

- Thi hài phải được khâm liệm càng sớm càng tốt và hỏa táng hoặc mai táng trong vòng 24 giờ kể từ khi qua đời.

- Chỉ nhân viên y tế có nhiệm vụ, người nhà người bệnh đã được hướng dẫn quy trình phòng ngừa và được trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân phù hợp được tham gia xử lý thi hài nhiễm nCoV.

- Người tham gia quá trình vận chuyển, hỏa táng, mai táng thi hài nhiễm nCoV phải được trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân phù hợp.

- Tất cả các chất thải phát sinh trong quá trình xử lý, vận chuyển, hỏa táng hoặc mai táng thi hài nhiễm nCoV phải được xử lý như chất thải lây nhiễm.

>> Đừng bỏ lỡ: Muôn kiểu chống cách ly Covid-19 khiến nhiều người chỉ biết lắc đầu

6 nguyên tắc chung và 9 bước xử lý thi hài bệnh nhân nhiễm Covid-19
Mọi thứ phải được khử khuẩn kĩ lưỡng để chờ đón bệnh nhân tiếp theo. Ảnh minh họa: Getty Images.

9 bước xử lý thi hài nhiễm nCoV

Ngay khi có bệnh nhân qua đời do nhiễm nCoV, cơ sở y tế sẽ thực hiện việc xử lý thi hài nhiễm nCoV theo trình tự như sau:

1. Trường hợp cửa phòng có bệnh nhân qua đời do nhiễm nCoV chưa có khay chứa dung dịch diệt khuẩn, cần đặt tấm thảm hoặc vải dày thấm đẫm dung dịch khử khuẩn chứa 5% Clo hoạt tính trước cửa phòng. Người có trách nhiệm xử lý thi hài phải đặt 2 chân vào trong khay inox hoặc lên tấm vải này trước khi đi khỏi phòng.

2. Dùng bông tẩm dung dịch khử khuẩn chứa 5% Clo hoạt tính để nút kín các hốc tự nhiên của thi hài, sau đó phun dung dịch khử khuẩn chứa 5% Clo hoạt tính lên toàn bộ thi hài hoặc dùng vải liệm được tẩm dung dịch khử khuẩn chứa 5% Clo hoạt tính để quấn kín toàn bộ thi hài.

3. Bọc thi hài trong túi đựng thi hài. Sử dụng vật liệu chống thấm lót bên trong túi đựng thi hài và đóng kín túi. Trường hợp không có túi đựng thi hài, bọc kín thi hài bằng 02 lớp vải cotton dày được tẩm dung dịch khử khuẩn chứa 5% Clo hoạt tính, sau đó bọc kín thi hài bằng 01 lớp nylon.

4. Sau khi bọc kín thi hài, sử dụng thẻ hoặc miếng dán cảnh báo “THI HÀI NHIỄM NCOV” ở bên ngoài.

5. Sau khi chuyển thi hài đi, khử khuẩn lại toàn bộ buồng bệnh như sau:

− Thu gom các dụng cụ bẩn, đồ vải vào các thùng/túi theo quy định về trung tâm tiệt khuẩn, giặt là để xử lý. Thu gom chất thải và các vật dụng cá nhân khác của bệnh nhân đã qua đời để xử lý theo hướng dẫn quản lý chất thải y tế trong chăm sóc và điều trị người nhiễm nCoV.

− Khử khuẩn các bề mặt bằng dung dịch khử khuẩn chứa 0,5% Clo hoạt tính và bảo đảm đúng thời gian tiếp xúc với hóa chất khử khuẩn tối thiểu là 30 phút hoặc sử dụng các chế phẩm diệt khuẩn tương tự.

>> Xem thêm: Cách đi thang máy và sử dụng toilet công cộng an toàn trong mùa dịch

6 nguyên tắc chung và 9 bước xử lý thi hài bệnh nhân nhiễm Covid-19
Công tác khâm liệm thi hài nhiễm Covid-19 ở các nước khác. Ảnh minh họa: ktla

6. Vận chuyển thi hài đến nhà tang lễ tại cơ sở y tế

- Vận chuyển thi hài bằng xe hoặc băng ca theo đường cách ly đã định trước. Bánh xe phải được khử khuẩn bằng dung dịch khử khuẩn chứa 0,5% Clo hoạt tính trước khi đi ra khỏi phòng. Hạn chế vận chuyển thi hài qua nơi đông người. Nếu vận chuyển thi hài bằng thang máy thì phải hạn chế tối đa người đi cùng, chỉ những người mang đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân mới được đi cùng trong thang máy.

- Ngay sau khi đưa thi hài đến nhà tang lễ, cần phải tiến hành khử khuẩn xe hoặc băng ca vận chuyển thi hài bằng dung dịch khử khuẩn chứa 0,5% Clo hoạt tính hoặc sử dụng các chế phẩm diệt khuẩn tương tự.

7. Khâm liệm thi hài:

- Lót một tấm nylon lớn đủ để bao bọc thi hài dưới đáy quan tài, đặt thi hài lên tấm nylon đã lót dướt đáy quan tài và gói kín.

- Đóng kín quan tài. Kiểm tra và dán kín các khe hở của quan tài (nếu có).

- Khử khuẩn toàn bộ bề mặt buồng khâm liệm, các vật dụng có tiếp xúc với thi hài bằng dung dịch khử khuẩn chứa 0,5% Clo hoạt tính hoặc sử dụng các chế phẩm diệt khuẩn tương tự.

>> Xem thêm: Giữa dịch Covid-19, chàng trai bán chuỗi phở bò mua vàng phòng thân

8. Vận chuyển quan tài tới nơi hỏa táng, mai táng

- Vận chuyển quan tài bằng phương tiện riêng (xe cứu thương, xe tang lễ) tới nơi hỏa táng, mai táng.

- Người nhà không được lên phương tiện chuyển quan tài. Nhân viên lái xe và nhân viên y tế đi cùng phải mang đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân.

- Ngay sau khi vận chuyển quan tài tới nơi hỏa táng, mai táng phải khử khuẩn toàn bộ bề mặt phương tiện chở quan tài bằng dung dịch khử khuẩn chứa 0,5% Clo hoạt tính hoặc sử dụng các chế phẩm diệt khuẩn tương tự.

6 nguyên tắc chung và 9 bước xử lý thi hài bệnh nhân nhiễm Covid-19
Xe vận chuyển cần được khử trùng sạch sẽ. Ảnh minh họa: AP

9. Hỏa táng hoặc mai táng thi hài nhiễm nCoV:

- Nếu là hỏa táng thì sau khi làm xong, phải tiến hành vệ sinh khử trùng nền nhà, tường, cửa phòng tiếp nhận, các dụng cụ, trang thiết bị có liên quan bằng dung dịch khử khuẩn chứa 0,5% Clo hoạt tính hoặc sử dụng các chế phẩm diệt khuẩn tương tự và để khô tự nhiên.

- Nếu là mai táng thì phải chọn nơi đất cao, không bị ngập úng để đào huyệt. Trước khi đặt quan tài xuống huyệt và trước khi lấp đất, phải rắc hóa chất khử khuẩn chứa Clo hoạt tính hoặc phun dung dịch khử khuẩn chứa 5% Clo hoạt tính hoặc rắc một lớp vôi bột xung quanh thành huyệt, đáy huyệt, xung quanh và trên mặt quan tài.

- Các dụng cụ, thiết bị dùng để mai táng như cuốc, xẻng… sau khi sử dụng phải được khử khuẩn bằng dung dịch chứa 0,5% Clo hoạt tính, để dụng cụ ngấm hóa chất khử trùng ít nhất 30 phút và để khô tự nhiên.

- Phương tiện bảo vệ cá nhân của người thực hiện việc hỏa táng/mai táng phải được xử lý như chất thải lây nhiễm.

Xót xa đám tang tiễn đưa bệnh nhân mắc Covid-19 không qua khỏi ở Huế

Việc xử lý thi hài nhiễm Covid-19 cần được tiến hành cấp tốc và thận trọng, cũng như rất cần sự hợp tác và cảm thông của gia đình bệnh nhân. Hiện tình hình dịch bệnh Covid-19 ở nước ta vẫn đang rất khó lường, do đó người dân cần trang bị cho mình đầy đủ kiến thức về các phương pháp vệ sinh dịch tễ, phòng ngừa và xử lí các tình huống phát sinh do Covid-19.

>> Bạn nghĩ phương án hỏa táng hay mai táng sẽ vẹn cả đôi đường cho gia đình người nhiễm nCoV cũng như cộng đồng, đừng ngại chia sẻ ý kiến với Bestie nhé.

8 THÔNG TIN ''TRẬT LẤT'' VỀ COVID-19 MÀ NHIỀU NGƯỜI VẪN TIN LÀ ĐÚNG

Covid-19 giống như bóng ma vô hình bủa vây 4 phương 8 hướng khiến bạn nhìn thấy những vật vô hại cũng nghi ngờ chúng là trung gian truyền bệnh. Làm sao sinh hoạt bình thường nếu bạn nhìn đâu cũng thấy kẻ thù?

Covid-19 đã xuất hiện hơn nửa năm và những tin đồn về nó vẫn không ngừng lan rộng. Tuy nhiên, các nhà khoa học hiện đã có nhiều nghiên cứu sâu sắc về dịch bệnh này, giúp lý giải hầu hết các ngộ nhận sai của dân chúng về ''giặc nCoV''. 

Trang Bustle đã mời Tiến sĩ John A. Sellick thuộc trường Y khoa và Khoa học Y sinh Jacobs, Đại học Buffalo (New York, Mỹ) cùng 3 vị tiến sĩ danh giá tham gia lí giải những thông tin dễ gây hiểu nhầm về Covid-19, mời bạn cùng tham khảo. 

>> Xem thêm thông tin chi tiết tại đây!

Bài viết liên quan

Video có thể bạn quan tâm
TyhD - chèn ép là một yếu tố cần thiết
Scroll to top