Trong công việc hoặc cuộc sống hàng ngày, chúng ta ai cũng thế, sẽ rất khó tránh khỏi những va chạm, áp lực và cả những tranh cãi, bất đồng với mọi người xung quanh mình. Nhưng lời nói thốt ra như bát nước đổ đi, đừng nói lời khiến người khác tổn thương và khiến mình dù có ân hận mấy cũng đã muộn màng.
Thế nên, nếu là một người thông minh thì bạn nên biết cách buông bỏ, hỉ xả, đừng để tâm mình vướng bận bởi những vấn đề cỏn con không đáng trong cuộc sống.

>> Đừng bỏ lỡ: Lời Phật dạy: để cuộc đời bình yên hạnh phúc hãy ngưng nói xấu sau lưng người khác
"3 không hỏi"
Chuyện không liên quan đến mình, không hỏi
Chúng ta ai cũng thế, thường tồn tại trong sâu thẳm tâm hồn mình một chút gì đó gọi là lòng tự trọng, và cũng vì vậy nên mọi người thường có xu hướng quan trọng hóa quá mức bản thân mình. Nhưng, bạn nên nhớ rằng, "không có mợ thì chợ vẫn đông", và tất nhiên, không có bạn thì mọi người vẫn thế, vẫn sống và làm việc bình thường như cách mà họ vẫn làm.
Vậy nên, để tâm mình bình yên thì những chuyện không liên quan đến mình thì đừng hỏi, đặc biệt là đừng chú tâm nghe ngóng cho bằng được để rồi mang những thông tin ấy đi "buôn dưa lê". Ngay cả khi bạn nghe ngóng vì có ý tốt hay muốn giúp đỡ... nhưng sự thật thì không phải ai cũng muốn bạn làm điều đó vì họ, thế nên những chuyện không liên quan đến mình thì đừng hỏi, đừng tự rước thêm rắc rối về mình.

Tương lai là bất định, không hỏi
Để bảo vệ lợi ích của bản thân mình thì đôi khi im lặng cũng là một việc mà ai cũng cần nên làm. Đặc biệt, tương lai là bất định, vậy nên với những việc trong tương lai thì càng không nên khoa trương hoặc hỏi người này người nọ mà tốt nhất là nên âm thầm cố gắng một mình.
Kỳ thực, sống trên đời, không ai có thể đoán biết được tương lai sẽ như thế nào, vậy nên, hãy cứ làm tốt nhiệm vụ của mình trong hiện tại. Với những chuyện trong tương lai - nghĩa là chuyện chưa xảy ra thì càng tò mò chỉ càng khiến mình thêm phân vân, thậm chí thêm hoang mang, lo lắng nhiều hơn. Có một điều bạn nên nhớ rằng, nếu không nỗ lực làm việc trong hiện tại thì chắc chắn trong tương lai bạn sẽ chẳng thu được thành quả gì cho mình.
>> Bạn xem chưa: Cổ nhân dạy: người thông minh chớ nói lời vô nghĩa, ngưng bóc mẽ người khác
Truy cứu tới cùng, không hỏi
Ai cũng có sai lầm của riêng mình, và có thể bạn cũng thế, thế nên, dù người khác có phạm phải sai lầm thì cũng nên tỏ ra khoan dung độ lượng với họ một chút. Đặc biệt, đừng bao giờ tỏ thái độ truy cứu họ đến cùng hay đào tận gốc rễ vấn đề bởi càng đào sâu thì tổn thương của người ta càng lớn, vết thương trong họ càng rộng. Thế nên, chuyện gì có thể bỏ qua cho nhau được thì nên nhắm mắt làm ngơ cho qua.
Ngoài ra, với những vấn đề mà họ không muốn mình biết hoặc không muốn tiết lộ thì cũng đừng có bới móc, truy xét đến cùng. Bất luận là ai thì họ cũng cần có không gian và những chuyện thầm kín hoặc bí mật của riêng mình không thể tiết lộ, vậy nên, nếu là người thông minh thì bạn nên hiểu cho họ và đừng truy cứu tới cùng.

"5 không nói"
Lời vô nghĩa
Cổ nhân dạy rằng, sống trên đời, đừng tốn thời gian quan tâm đến những thứ vô bổ và cũng đừng nói những điều vô ích. Hãy biết điều tiết làm sao để mỗi lời nói ra của mình đều mang ý nghĩa nhất định, đặc biệt là tuyệt đối không nói những lời vớ vẩn, những lời hại người và hại cả mình.
Lời phàn nàn
Đừng để mình trở thành một người hồ đồ trong mắt người khác chỉ bởi bản tính nóng nảy của mình. Thế nên, khi gặp chuyện không hay, thay vì buông ra những lời phàn nàn người khác thì nên xem xét chính mình trước tiên. Hãy nhìn mọi việc bằng con mắt bao dung hơn và đừng trở thành một người lan tỏa năng lượng tiêu cực. Càng kêu ca nhiều, bạn bè của bạn sẽ càng xa lánh hơn.

Lời giả dối
Một lời giả dối khi thốt ra cũng đồng nghĩa rằng bạn phải dùng cả trăm, thậm chí cả ngàn sự ngụy biện để lắp vào. Thế nên, hãy cứ thành thật với mọi người và với cả chính bản thân mình, bởi có là bậc thầy "biến hình" thì một ngày đó những lời giả dối của bạn cũng sẽ bị người khác "phanh phui".
>> Xem thêm: Đừng than thở về cuộc sống “tồi tệ” của mình khi trên tay là cốc trà sữa 56k và wifi 5g
Lời khoác lác
Tất nhiên, huênh hoang, khoác lác... là những thói xấu mà nếu là một người thông minh thì chẳng ai muốn mình phạm phải. Đừng vì sĩ diện, hư vinh... mà phải dùng sự khoác lác để lấp đầy những thói hư tật xấu của mình. Và, để các mối quan hệ xung quanh mình luôn thật hài hòa, vui vẻ thì bạn cũng đừng bao giờ hứa tùy tiện với người khác những việc nằm ngoài khả năng của mình.

Tiếng lòng
Bên cạnh những điều "4 không nói" như trên thì cổ nhân cũng dạy rằng đừng bao giờ thốt lên tất thảy những thứ được xem là tiếng lòng của chính mình cho người khác biết. Bởi, dẫu có thân cách mấy thì cũng đừng "móc cả trái tim" mình ra cho người khác xem. Ông bà xưa thường nói: "Biết người, biết mặt nhưng không thể biết lòng", vậy nên, tốt nhất là đừng mang tất cả những "bí mật trong lòng" của mình ra và tiết lộ cho người khác. Những lời ẩn sâu tận đáy lòng mình chỉ nên chia sẻ với những ai thực sự hiểu và muốn hiểu thôi.
Ông bà ta thường bảo: "Chúng ta chỉ mất 3 năm để tập nói, nhưng phải mất cả cuộc đời mình chỉ để học cách im lặng". Vậy nên, không phải việc gì cũng có thể nói, và cũng không phải việc gì cũng tò mò muốn hỏi và truy vấn đến cùng. Đôi khi, biết im lặng đúng lúc cũng là một cách giúp cuộc sống của mình thêm thanh thản, hạnh phúc và bình yên hơn.
>> Cùng theo dõi các bài viết hay của Bestie.vn nhé!
Ảnh trong bài chỉ mang tính minh hoạ
SỐNG TRÊN ĐỜI, CÓ 5 THỨ TUYỆT ĐỐI KHÔNG ĐƯỢC NỢ DÙ LÀ NGƯỜI THÂN NHẤT CỦA MÌNH
Trong cuộc sống, đôi khi có những thứ dù thân thiết đến mấy, yêu thương đến mấy chúng ta cũng không nên mắc nợ họ. Ở đời tuy có những thứ có thể nợ, cũng có thể vay mượn, nhưng với 5 vấn đề này thì tuyệt đối không nên dù cho đó là những người thân nhất của mình.
5 "món nợ" ấy chính là nợ lời hứa, nợ tiền bạc, nợ ân tình, nợ trách nhiệm và nợ thời gian...
>> Mời các bạn xem thêm TẠI ĐÂY.