Theo thông tin từ Bộ Y Tế, bệnh nhân số 428 đã 70 tuổi và có tiền sử chạy thận trên 10 năm, bệnh thận đã bước vào giai đoạn cuối. Bệnh nhân 437 đã 61 tuổi cũng đang chạy thận nhân tạo.
Theo khuyến cáo của WHO, những người mắc bệnh lí nền thì khả năng miễn dịch đối với Covid-19 sẽ kém hơn rất nhiều, và đây là nhóm đối tượng phải được cách li triệt để. Vậy những bệnh lí nền mà bệnh nhân 428 và 437 mang trên mình có sức tàn phá lớn thế nào?

1. Suy thận mạn
Theo thông tin từ Hội tim mạch Việt Nam, suy thận là tình trạng thận bị tổn thương, dẫn đến suy giảm chức năng và không thể làm tốt chức năng lọc máu. Nếu là suy thận cấp thì chỉ cần vài ngày đến vài tuần là bệnh sẽ khỏi.
Tuy nhiên, đối với suy thận mạn (mãn tính) thì chức năng thận sẽ không bao giờ hồi phục. Việc điều trị chỉ là cầm chừng để ngăn chặn biến chứng. Khi chức năng thận suy yếu đến 90%, thì bệnh nhân phải chạy thận nhân tạo, thẩm phân phúc mạc hoặc ghép thận.
Người bị suy thận mạn thì khả năng tử vong rất cao.
>> Xem thêm: Các biến chứng hiếm gặp nhưng dễ gây tử vong khi chạy thận
2. Bệnh tim thiếu máu cục bộ (hay thiếu máu cơ tim)
Bệnh này xảy ra khi lưu lượng máu đến tim bị giảm, dẫn đến tim không tiếp nhận đủ lượng oxy cần thiết cho hoạt động co bóp tống máu. Nguyên nhân gây giảm máu đến tim là sự tắc nghẽn một phần hoặc toàn bộ các nhánh động mạch vành.
Hậu quả nặng nề nhất của tình trạng này là nhồi máu cơ tim do sự tắc nghẽn đột ngột của động mạch vành. Ngoài ra bệnh nhân có thể bị loạn nhịp tim, cơ tim tổn thương...

3. Suy tim
Suy tim là kết cục cuối cùng của hầu hết các bệnh nhân tim mạch, lúc này tim không còn khả năng bơm máu đến các cơ quan để phục vụ nhu cầu của cơ thể. Khả năng vận động của bệnh nhân suy tim trở nên vô cùng khó khăn, đến thở cũng mất sức. Bệnh nhân có nguy cơ tử vong cao do rối loạn nhịp tim và các đợt suy tim mất bù.
Theo một nghiên cứu trên 54.300 người được công bố vào năm 2017, số liệu cho thấy 81,3% bệnh nhân suy tim sống được qua 1 năm. 51,5% sống được đến 5 năm và chỉ có 29,5% sống được đến 10 năm.
>> Xem thêm: Môi thâm tím nhợt nhạt có phải là dấu hiệu của bệnh suy tim?
4. Tăng huyết áp
Huyết áp tăng có thể gây ra bệnh thận, trong khi đó, một biến chứng hàng đầu của suy thận mạn lại là tăng huyết áp.
Cao huyết áp là căn bệnh diễn biến thầm lặng qua nhiều năm tháng, gây ra các triệu chứng như đau đầu, tức ngực dữ dội, khó thở, mắt không rõ. Nếu đã đi tiểu ra máu hoặc đột quỵ não gây liệt thì thường tiên lượng không còn khả quan nữa.
Bệnh cao huyết áp cần được phát hiện kịp thời và đo huyết áp thường xuyên để nghỉ ngơi và dùng thuốc hợp lí.

5. Rung nhĩ (rung tâm nhĩ)
Rung nhĩ là hiện tượng rối loạn nhịp tim nguy hiểm, lúc này tâm nhĩ chỉ rung lên chứ không co bóp nhịp nhàng để tống máu xuống tâm thất được. Tần số tâm nhĩ có thể lên đến 300-600 nhịp/phút. Bệnh nhân thường cảm thấy hồi hộp, đánh trống ngực, mệt mỏi, cảm giác tim đập không đều. Bệnh có thể dẫn tới biến chứng đột quỵ, suy tim do huyết khối, tim đập quá nhanh.
6. Viêm phổi
Đây là căn bệnh rất phổ biến với các triệu chứng bao gồm sổ mũi, đau họng, ho khan và sốt cao... do phổi bị nhiễm trùng. Tác nhân gây bệnh bao gồm vi khuẩn, vi rút, nấm, hóa chất... Trong đó, virus SARS-CoV-2 khi xâm nhập vào cơ thể người sẽ gây ra bệnh Covid-19.
Đối với người già hoặc có bệnh lí nền thì viêm phổi có thể dẫn đến suy đa tạng, phải thở bằng máy và nguy cơ tử vong cao.
>> Xem thêm: Cô gái bị viêm phổi nặng vì nhà có nhiều nấm mốc
Như vậy, đặc điểm chung của hai bệnh nhân là đều có tiền sử suy thận mạn và tăng huyết áp. Do đó, người bị bệnh thận dù là cấp hay mãn tính cũng cần hết sức thận trọng, tự cách li nếu có thể. Dịch diễn biến còn dài, chúng ta cần nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh cơ thể, đeo khẩu trang ở nơi làm việc và học tập, thường xuyên tập thể dục và ăn uống bổ dưỡng để tăng cường sức đề kháng. Chúc tất cả chúng ta có thể bình yên vượt qua mùa địch này.
>> Bạn từng trải qua thời gian cách li, hãy cùng chia sẻ trải nghiệm của mình với Bestie nhé.
NGƯỜI CAO TRÊN 1,8M CÓ NGUY CƠ BỊ NHIỄM COVID-19 CAO GẤP ĐÔI
Dịch bệnh Covid-19 đang quay trở lại một số tỉnh thành của Việt Nam là hồi chuông cảnh báo cho việc người dân cần hết sức cẩn trọng, không được chủ quan bởi bất kì ai cũng có thể bị mắc bệnh.
Theo các chuyên gia thì những người cao tuổi, có bệnh lý nền, mắc bệnh nan y... là nhóm người có nguy cơ mắc Covid-19 cao. Họ sẽ có hệ miễn dịch yếu, không đủ sức chống lại virus, bệnh tật.
Tuy nhiên, theo nghiên cứu gần đây thì những người có chiều cao lý tưởng (trên 1,8m) cũng có nguy cơ mắc Covid-19 cao hơn. Điều này không phải do di truyền hay đặc điểm sinh học.
>> Xem thêm thông tin chi tiết tại đây!