Xưa nay, trong những bộ phim cung đấu, chắc hẳn hình ảnh các phi tần "tranh sủng" không còn xa lạ gì. Việc tranh quyền đoạt vị của các phi tần cũng là một phần nguyên cớ của việc họ không sống quá thọ.
Thế nhưng, lại có một vị phi tần lại không màng đến địa vị, sống an yên và cũng là người sống bên Càn Long lâu nhất, bà qua đời khi đã 92 tuổi.

>>> Đọc thêm: CỐ LUÂN HÒA HIẾU: CÔNG CHÚA MÀ CÀN LONG TỪNG MUỐN TRUYỀN NGÔI
Uyển Quý phi Trần thị không màng địa vị, sống thọ nhất trong các vị phi tần
Vua Càn Long là vị vua tại vị lâu nhất trong lịch sử Trung Quốc. Ông có tới 17 người con trai và 10 người con gái cùng với dàn hậu cung hàng ngàn phi tử. Vua Càn Long băng hà ở tuổi 89 vào năm Gia Khánh thứ 4 (tức năm 1799) tại Dưỡng tâm điện, Tử Cấm Thành.
Trong suốt thời gian tại vị, Càn Long đã từng sủng ái rất nhiều phi tử, và đương nhiên có kẻ được vinh sủng thì cũng có người bị thất sủng. Trong đó, có thể kể đến Uyển Quý phi Trần thị.
Xem thêm những câu chuyện độc, lạ tại Ồ hay!

Trái với những phi tần khác luôn "tranh sủng", đấu đá lẫn nhau để có được địa vị trong hậu cung, Uyển Quý phi Trần thị lại chọn cuộc sống an yên, không màng đến địa vị.
Chính vì thế mà so với các phi tần không sống quá thọ khác, bà lại là người sống cùng Càn Long lâu nhất, thậm chí sống thọ hơn vua Càn Long. Bà qua đời năm 92 tuổi.
Mặc dù xinh đẹp nhưng Uyển Quý phi Trần thị lại không được Càn Long sủng ái, ở thời Càn Long, bà chỉ được thăng từ Quý nhân lên Uyển tần. Và phải đến thời Gia Khánh, bà mới được tôn thành Uyển Quý Thái phi.
>>> Đọc ngay: LY KỲ CHUYỆN TUYỂN PHI VÀ SỰ CẠNH TRANH KHỐC LIỆT CỦA PHI TẦN MỸ NỮ BÊN TRONG TỬ CẤM THÀNH
Tiến cung từ năm 13 tuổi, xinh đẹp vẫn bị thất sủng
Trần thị là con gái của Trần Diên Chương, bà vốn được sinh sống ở môi trường tự do của nước ngoài. Tuy nhiên, vì cha của bà muốn củng cố địa vị trong triều đình nên đã gả Trần thị cho Bảo Thân vương Hoằng Lịch (tức Hoàng đế Càn Long sau này).
Trần thị nhập cung từ khi mới chỉ 13, 14 tuổi và trở thành thiếp của Bảo Thân vương, phân vị Cách Cách. Cả thanh xuân của bà cũng từ đó mà bị chôn vùi nơi cung cấm.
Trần thị không có xuất thân quá cao quý hiển hách nên bà cũng chỉ có phân vị bé nhỏ. Thế nhưng, dung mạo kiều diễm của bà đã được Bảo Thân vương chú ý và sủng ái 1 lần. Đến khi Bảo Thân vương tức vị thành hoàng đế, Trần thị được sơ phong là Thường tại.

Đến năm Càn Long thứ 2, Trần thị được thăng làm Quý nhân. Bà sống tại Diên Hi cung cùng với Du phi Hải thị. Bà và Hải thị là 2 phi tử có thân phận thấp nhất ở thời điểm đó.
Là một người hiền lành, ít nói nhưng Trần thị vẫn luôn mong mỏi Càn Long có thể chú ý đến mình. Thế nhưng xung quanh Hoàng đế lúc bấy giờ còn có rất nhiều bóng hồng như Hiếu Hiền Thuần Hoàng hậu Phú Sát thị, Tuệ Hiền Hoàng quý phi Cao Giai thị,... chính vì thế mà Trần thị đã phải trải qua phần đời còn lại an yên nhưng cô độc trong chốn hậu cung.

Sau này, khi Hoàng đế Càn Long thực hiện một đợt đại tấn phong hậu cung, Trần thị mới được thăng lên Uyển tần. Dù đã có danh phận cao hơn nhưng bà vẫn chỉ nhận được sự lạnh nhạt của Càn Long đế.
Từ đó, Trần thị từ bỏ mọi ý muốn chen chân vào cuộc chiến tranh giành quyền lực nơi hậu cung, bà chọn cuộc sống bình yên, tự do tự tại hơn. Cũng chính vì thế mà dù không có con nhưng lại có thể hưởng thụ một cuộc sống yên bình, nhẹ nhàng đến cuối đời.
Xem những bộ phim đặc sắc tại YAN Film!
Sau 46 năm mới được phong làm phi
Đến năm Càn Long thứ 59 (tức năm 1947), khi chuẩn bị nhường ngôi cho con trai, Càn Long mới nhớ đến dàn hậu cung bị thất sủng của mình, vì thế ông đã nâng cao đãi ngộ cho họ. Khi đó, Trần thị đã ở phân vị tần trong suốt 46 năm mới được phong làm Uyển phi.
Đến tháng giêng năm Gia Khánh thứ 6 (tức năm 1801), Gia Khánh đế là tấn thăng Trần thị làm Quý phi và thường tôn gọi là Uyển Quý Thái phi.
Đến năm 1807 (tức năm Gia Khánh thứ 12), Uyển Quý Thái phi Trần thị qua đời. Như vậy, từ khi được gả cho Hoàng đế Càn Long năm 13 tuổi cho đến khi Càn Long băng hà, Uyển Quý Thái phi Trần thị đã sống cùng Càn Long trong 70 năm, lâu hơn các phi tần khác.
>>> Có thể đọc thêm: GIẢI MÃ BÍ ẨN ĐẰNG SAU NHỮNG BỘ MÓNG GIẢ CỦA PHI TẦN NHÀ THANH
Chốn hậu cung quả thực là có những cuộc tranh đấu dù vô hình nhưng lại cực kỳ khốc liệt. Dù vậy vẫn có những nữ nhân như Trần thị chọn từ bỏ tham vọng, địa vị để sống một cuộc sống an yên suốt những năm tháng về sau.
Xem thêm những câu chuyện hấp dẫn khác tại Bestie nhé!
CÀN LONG PHONG LƯU LÀ VẬY NHƯNG VẪN "CHÀO THUA" TRƯỚC CÁC VỊ VUA ĐÔNG VỢ NHIỀU CON NÀY!
Dù Càn Long nổi tiếng có dàn hậu cung hàng ngàn mỹ nữ nhưng thực tế có những vị Hoàng đế khác cũng có vô số phi tần, ví như:
- Khang Hy: Hoàng đế Khang Hy là người phong lưu, đa tình và có nhiều vợ nhất trong lịch sử Trung Hoa. Trong sách Khang Hy toàn truyện có ghi lại rằng: "Hậu cung của Khang Hi có không dưới 200 người”.
- Vua Cơ Xương: Vua Cơ Xương có tổng cộng 100 người con, trong đó có 99 người con ruột và 1 người con nuôi, như vậy cũng đủ hiểu vị vua này nhiều vợ đến thế nào.
- Lưu Hoàng Thúc: Theo thống kê không chính thức, ông có đến tận 120 hoàng tử!
Bạn có thể xem chi tiết TẠI ĐÂY