Không chỉ riêng gì bệnh nhân phải chống chọi với bệnh tật, các bác sĩ y tá cũng là những người chịu áp lực rất lớn khi dịch Covid-19 bùng nổ. Bên cạnh việc chăm sóc cho những người bệnh, các bác sĩ phải chịu rất nhiều áp lực khác.
Trung Quốc, nơi đầu tiên phát tán dịch bệnh tính đến thời điểm hiện tại đã có hơn 3.000 bác sĩ dương tính với Covid-19, thậm chí một số trường hợp còn tử vong. Dù cố gắng bảo vệ bản thân tối đa, thế nhưng họ luôn đứng trước áp lực virus có thể xâm nhập bất cứ lúc nào.

Áp lực gia đình, xã hội đè nặng trên đôi vai người bác sĩ
Chia sẻ với tờ Wall Street Journal, bác sĩ Trương Tiếu Xuân, người từng có kinh nghiệm chống SARS năm 2003 và thảm họa động đất Tứ Xuyên năm 2008 hiện tại đang chịu trách nhiệm chụp X-quang ở bệnh viện Trung Nam, Vũ Hán. Hơn 1 tháng vừa qua, cô vừa phải túc trực tại bệnh viện lẫn chăm sóc con nhỏ, cha mẹ già tại nhà.

Theo lời kể của bác sĩ, ngày 31/12 cô xin được nghỉ phép để đưa gia đình về quê. Tuy nhiên, đó cũng chính là ngày mà 2 ca bệnh nhiễm trùng phổi với mức độ nguy hiểm tương tự SARS diễn ra. Mọi dự định đều phải gác lại và chuỗi ngày lao đầu vào công việc cũng bắt đầu từ đây. Là người thực hiện khâu chụp X-quang, cô ý thức được những gì đang diễn ra và vô cùng lo lắng cho gia đình mình. Bác sĩ Xuân thậm chí phải may khẩu trang tự chế cho gia đình dùng tạm, bản thân ngủ lại ở bệnh viện vì sợ có thể một lúc nào đó mình sẽ vô tình đem mầm bệnh về cho gia đình.

Sự kiện khiến cô cảm thấy áp lực nhất chính là khi bố mẹ cũng có triệu chứng bệnh. Bác sĩ nhớ lại: “Lúc nhìn kết quả, tôi đã biết rồi. Trái tim tôi bỗng chùng xuống.”. Riêng cha cô thì vẫn không chịu chụp, nhiễm trùng phổi ngày càng nặng hơn. Thành viên nhỏ còn lại là con gái của bác sĩ Trương may mắn vẫn giữ được sức khỏe tốt. Tuy nhiên, là một người chịu trách nhiệm lớn trong bệnh viện, cô lúc nào cũng lo lắng vì không biết ai sẽ chăm sóc con gái trong khi chồng công tác xa nhà, cha mẹ thì không thể nhập viện vì âm tính với virus nhưng bệnh tình lại ngày một trở nặng.
>> Xem nhanh: Các y bác sĩ tại Daegu phải cầu cứu hỗ trợ vì kiệt sức và mệt mỏi
Từng sợ hãi tột độ vì con không bắt máy điện thoại
Sau một ngày làm việc vất vả tại bệnh viện, phải thấy bao cảnh đau lòng, bác sĩ Trường chợt nhớ về con gái và gọi điện thoại cho con. Tuy nhiên, con cô không bắt máy khiến người làm mẹ cảm thấy vừa lo lắng, tuyệt vọng vì không biết được tình hình của con ra sao. Tuy nhiên, cô vẫn tự động viên bản thân rằng: “Mọi chuyện sẽ trở thành thảm họa đối với gia đình nếu mình không tiếp tục cố gắng”.

Sau cuộc gọi không hồi đáp, cô lập tức trở về nhà và gào tên con trong hoảng sợ, tuy nhiên may mắn rằng cô bé vẫn ổn và chỉ đang ngủ. Có lẽ chỉ khi ở trong hoàn cảnh của bác sĩ Trương thì ta mới có thể hiểu cho nỗi lòng của người làm mẹ phải bỏ con một mình ở nhà để thực hiện một sứ mệnh thiêng liêng khác. Thương con, thế nhưng cô vẫn chỉ có thể dặn dò: “Con cần phải trưởng thành. Nếu con không trưởng thành, mẹ sẽ càng lo lắng hơn”.
>> Đừng bỏ lỡ: Cậu bé 3 tuổi cúi người cảm ơn bác sĩ khi xuất viện gây cảm động
Không thể gục ngã vì trách nhiệm phải bảo vệ mọi người
Trước tình huống bệnh viện phải tận dụng cả 3 cơ sở đến có đủ phòng ốc, giường bệnh cho bệnh nhân, bác sĩ Trương lẫn các đồng nghiệp của mình thậm chí phải thuê khách sạn dùng làm phòng làm việc và ngủ tạm vì ngay cả văn phòng cũng được sửa chữa thành phòng điều trị. Tất cả đều trong tâm thế cảnh giác cao độ bởi chỉ cần một chút sơ hở, căn bệnh có thể lây lan nghiêm trọng.

Một lần nọ, sau khi mua thức ăn cho đồng nghiệp và đem về khách sạn, cô cảm giác lưng của mình như gãy đôi, cơn ho ập tới không dứt. Bảo vệ tại đây đo thân nhiệt cho cô và gặng hỏi thời gian ra vào khách sạn của cô, Trương Tiếu Xuân đáp rằng cô không còn biết về thời gian hay gì khác nữa. Trong khi bác bảo vệ đang giơ súng đo thân nhiệt và kết quả vẫn ổn, cô lặng lẽ nói: “Tôi ổn mà. Nếu chúng tôi cũng gục ngã, chuyện gì sẽ xảy ra với mọi người đây?”. Có thể thấy, dù vô cùng mệt mỏi với mọi thứ đang xảy ra, con người này vẫn giữ ý chí, niềm tin mãnh liệt và tinh thần trách nhiệm cực kỳ to lớn.
>> Có thể bạn quan tâm: Trung Quốc bắt đầu bán trên thị trường loại thuốc chống Virus Corona
Có lẽ không riêng gì bác sĩ Trương Tiếu Xuân, rất nhiều người khác cũng đứng trước áp lực một bên là gia đình, một bên là nhiệm vụ cao cả. Chỉ hy vọng rằng với sự cố gắng, nỗ lực từng ngày này, chúng ta có thể ngăn chặn được căn bệnh nguy hiểm ngoài kia trong thời gian sớm nhất có thể. Để san sẻ những nỗi cực nhọc của nhau, mỗi người cũng cần phải biết tự bảo vệ bản thân, nâng cao ý thức cảnh giác, chung tay đẩy lùi dịch bệnh.
Cùng đón đọc nhiều tin tức hấp dẫn tại Bestie nhé!
Thông tin từ: WSJ
NỮ BÁC SĨ QUA ĐỜI KHI CHỐNG COVID-19: XÓT XA CON TRAI HÔN DI ẢNH MẸ
Cuộc chiến chống virus Corona vẫn đang diễn ra từng ngày và chưa có dấu hiệu kết thúc. Trung Quốc, nơi tâm dịch cũng xảy ra vô vàn những câu chuyện thương tâm.
Để chống lại dịch bệnh, bảo vệ mọi người, nhiều bác sĩ, y tá thậm chí đã phải hy sinh mạng sống của mình.
Một số người vì nhiễm bệnh mà qua đời, số khác lại vì quá mỏi mệt mà đành đầu hàng căn bệnh quái ác. Trường hợp vị bác sĩ 26 tuổi này chính là một ví dụ điển hình.
Được biết, trên đường đi công tác chống dịch, cô đã không may gặp phải tai nạn và tử vong.
Xem thêm chi tiết TẠI ĐÂY!