Trong thời kỳ bão giá hiện nay, chi phí sinh hoạt có phần tăng lên, điển hình như thịt lợn đã khiến nhiều bà nội trợ đau đầu khi phải tính toán chi tiêu cho cả gia đình làm sao không bị thiếu trước hụt sau.
Nhiều chị em chia sẻ bản thân cảm thấy khâm phục trước những mẹ nội trợ chi tiêu tầm 10 - 15 triệu/tháng trong khi mức phí sinh hoạt ở thành phố khá cao. Dưới đây là bảng chi tiêu của một gia đình từ 20 triệu lên 30 triệu trong thời kỳ bão giá hiện nay.

>>Xem thêm: MC Mai Trang chỉ cách tiết kiệm để mua nhà: Bớt gặp bạn bè, tự nấu ăn
Mẹ nội trợ than trời, thời kỳ bão giá tiêu 30 triệu/tháng còn lo thiếu, cảm thấy khâm phục những gia đình chỉ tiêu 10-15 triệu đồng
Chị H, 42 tuổi than thở dạo gần đây trong khi tiền lương giậm chân tại chỗ còn chi phí sinh hoạt của gia đình thì ngày một đội giá lên cao. Chị thực sự cảm thấy khó khăn và áp lực, tiền tiết kiệm thì không còn dồi dào như trước nữa, mỗi tháng sau khi tiêu xài chẳng còn dư bao nhiêu.
Hiện hai vợ chồng chị H có tổng thu nhập là 35 triệu đồng/tháng. Trước kia, gia đình 4 người của chị chỉ tiêu trong vòng 20 triệu đồng, dư khoảng 15 triệu/tháng. Thế nhưng khoảng 3-4 tháng trở lại đây có sự biến động về giá cả đồng thời xuất hiện dịch bệnh nên mọi thứ đảo lộn hoàn toàn.

Nhật kí chi tiêu:
- Tiền ăn trưa và tối: 9 triệu đồng/tháng tiền ăn cho gia đình 4 người ( tính ra 300.000 đồng/ngày, tính luôn tiền gia vị, mắm muối...)
- Bữa sáng 4 người: 1,5 triệu đồng.
- Chi phí điện nước, rác, wifi, truyền hình, điện thoại: 2,4 triệu đồng.
- Tiền học của 2 con (lớp 6 và lớp 10): 5 triệu đồng.
- Tiền sách vở tham gia các buổi ngoại khóa: 2 triệu đồng.
- Tiền xăng xe máy, sửa chữa: 1 triệu đồng (do nhà ở ngoại thành, xa công ty)
- Tiền xăng xe ô tô, bảo dưỡng: 2,5 triệu đồng (vì hay về quê, đi chơi cuối tuần, thỉnh thoảng lái xe đi làm)
- Tiền ma chay hiếu hỷ: 2,5 triệu đồng/tháng.
- Tiền quà cáp bố mẹ 2 bên: 1 triệu đồng/tháng.
- Tiền quần áo, thuốc men: 2 triệu đồng.
- Chi thêm tiền khẩu trang y tế, nước rửa tay khô: 500.000 đồng.
Số tiền dư ra chỉ còn 5 triệu đồng để tiết kiệm, thay vì 15 triệu đồng như trước kia.
"Những khoản này còn chưa tính đến việc đi chơi, gặp gỡ bạn bè, ăn uống, cà phê, xem phim nên mới dư được 5 triệu nếu không cũng hết sạch", chị H than thở. "Tháng sau còn có thể chi nhiều hơn vì có tới 6 đám cưới cần đi, tiền mừng cũng hết khoảng 3 triệu đồng".
>>Đừng bỏ lỡ: Thu nhập 10 triệu/tháng và dư 6,3 triệu, vợ chồng trẻ chiếm spotlight
Gia đình lục đục vì chi tiêu vượt mức

Tiền bạc có phần eo hẹp, không còn thoải mái như trước nên hai vợ chồng chị thỉnh thoảng lục đục, cãi nhau cũng vì chuyện tiền nong. Anh mệt mỏi vì chị lúc nào cũng than thở, chị thì kêu ca, mãi chồng không lên lương như chồng người ta. Kế hoạch sửa nhà vào năm tới chắc cũng phải hoãn vì tình trạng này.
Chị lo lắng, nếu có việc gì cần kíp chắc vợ chồng cũng không thể nào xoay sở kịp khi mỗi tháng chỉ có 5 triệu tiết kiệm, đôi khi còn hết sạch nếu có đám hiếu hỷ. Ngồi lại tính toán để giảm bớt thì thấy chẳng có khoản nào là có thể cắt được.
Cộng đồng mạng cũng than thở rầm trời "dịch bệnh, bão giá, tiền bao nhiêu cũng hết".
- Đúng thật, vài 3 tháng trở lại đây, tiền tiêu bao nhiêu cũng hết.
- Vật giá ngày càng leo thang mà, duy chỉ lương là vẫn vậy.
- Có một số khoản chị tiêu hoang đấy: chẳng lẽ tháng nào cũng bảo trì xe, ma chay hiếu hỷ đâu phải lúc nào cũng có, tiền ăn có thể giảm bớt được.
- Làm nhiều tiêu nhiều, làm ít tiêu ít thôi.
>>Xem thêm: Mẹ bầu khéo chi: 5,5 triệu cho nhà 5 người còn dư 27 nghìn
Chi tiêu thời bão giá này, ai cũng than vãn "tiền làm bao nhiêu cũng hết", các khoản chi trong gia đình thì ngày một tăng. Mấy ngày gần đây lại thêm dịch bệnh, phải chi thêm một số khoản như khẩu trang, nước rửa tay, bổ sung rau củ trái cây nhiều hơn, bữa ăn cũng thịnh soạn hơn để giúp cơ thể có sức đề kháng đấy lùi dịch bệnh. Qua bài viết này, các bạn có cách nào giảm bớt chi tiêu đến mức thấp nhất để sống sót qua cơn “bão giá” này không?
Ảnh Pinterest
Cùng đón đọc thêm nhiều tin tức hấp dẫn khác tại Bestie nhé!
CÓ KIỂU NGƯỜI MIỆNG THÌ THAN HẾT TIỀN NHƯNG TUẦN NÀO CŨNG SHOPPING, MÙA SALE NÀO CŨNG CÓ MẶT
Hết tiền không đồng nghĩa với việc ngừng shopping. Nhiều cô gái miệng thì than thở túng thiếu nhưng ai rủ shopping cũng gật đầu đồng ý.
Họ có thể vay tiền đâu đó, lấy tiền tiết kiệm hay dùng thẻ tín dụng xài trước trả nợ sau nhưng nhất quyết phải mua được đồ. Thậm chí còn không thèm nhìn tag, quan trọng là có hợp với mình không, có kết hợp được với món đồ nào ở nhà không mà thôi.
Đôi khi ban ngày xài tiền mất kiểm soát là vậy để rồi ban đêm ngẫm nghĩ lại rồi sám hối. Không biết ngày hôm nay mình tiêu bao nhiêu tiền, tại sao mình lại chi tiêu mất kiểm soát như vậy?.... Đó là một vòng tuần hoàn lẩn quẩn, không lối thoát của nhiều chị em.
Xem thêm chi tiết TẠI ĐÂY!