12/25/2019 12:19

Chị dâu bức xúc "mặc dù đã đi làm, em chồng vẫn không góp một đồng"

Mai Anh - Theo thethaovanhoa.vn Mai Anh

Mới đây, một chị dâu đã than vãn về việc cô em chồng ở chung với gia đình mình được mấy năm từ lúc còn sinh viên đến khi ra trường đi làm nhưng chưa bao giờ đóng góp 1 đồng sinh hoạt phí nào.

Câu chuyện của những nàng dâu sống cùng cô em chồng lúc nào cũng có nhiều điều để nói. Mặc dù có những gia đình hạnh phúc, hòa thuận nhưng cũng không ít nhà lại nảy sinh vô vàn vấn đề nếu như một trong hai không biết ý hay chẳng hợp nhau. Và câu chuyện dưới đây của một người phụ nữ tâm sự về nỗi lòng của mình khi cô em chồng sống chung đã mấy năm đến khi đi làm rồi vẫn không có một khoản đóng góp nào, đã nhận được nhiều sự đồng cảm và lời khuyên từ mọi người. 

Vợ chồng trẻ giúp đỡ em chồng để đỡ đần cha mẹ già

Chị dâu bức xúc mặc dù đã đi làm, em chồng vẫn không góp một đồng
Chị dâu - em chồng không dễ mà ở chung với nhau. 

“Vợ chồng tôi kết hôn năm 2008, khi đó tôi 23 tuổi, còn anh 28, đều là giáo viên cấp ba, chúng tôi công tác cách nhà nội 20km. Sau khi cưới, chồng tôi đề nghị đón cô em chồng năm đó đang học lớp 10 lên để kèm học tập. Tôi đồng ý mặc dù cưới nhau xong vợ chồng tôi chỉ được nhà trường phân cho một phòng ký túc xá 11m2 và một khoản nợ sau cưới khá nhiều. Chúng tôi cố gắng cải tạo lại chỗ ở để đón em lên ở cùng. Thời gian đó, cuộc sống cực kỳ khó khăn vì gia đình bố mẹ chồng làm nông, tuổi ngoài 60, không lao động nhiều nữa. Việc chăm nuôi em chúng tôi lo toàn bộ và tôi cũng xem như đó là trách nhiệm giúp chồng báo hiếu cha mẹ.

Khi tôi mang bầu, ốm triền miên không ăn uống gì được, cũng cố gắng dạy kèm học sinh và bán hàng tạp hóa cho mọi người trong khu tập thể để lấy thêm tiền trang trải cuộc sống. Dù như thế chúng tôi cũng có những khoảng thời gian rất hạnh phúc. Em chồng sau đó thi đậu đại học, chúng tôi nhờ nỗ lực bản thân đã được chuyển về gần nhà hơn (chồng tôi về thị trấn còn tôi về thành phố cách nhà nội 16km), rồi vợ chồng xây được nhà mới thay vì ngôi nhà dột nát trước đây. Cô em chồng giờ đã ra trường và đi làm, chúng tôi về hẳn dưới này ở.

Điều đáng nói là khi bắt đầu đi làm, cô em chồng muốn có ngay một chiếc xe tay ga thay vì chiếc xe số như chúng tôi đề nghị, vì vào thời điểm đó, vợ chồng tôi rất khó khăn, vừa xây nhà xong, đang nợ hàng trăm triệu đồng. Đã thế bố mẹ chồng cũng gây áp lực, tỏ vẻ coi thường một chiếc xe số và bảo chúng tôi phải có trách nhiệm lo đầy đủ cho em vì ông bà đã lo cho chồng tôi rồi.

Xin nói thêm, bốn năm cô em chồng học đại học, chúng tôi đã lo toàn bộ chi phí cho em. Cuối các năm khi em nhận được phụ cấp hỗ trợ cho sinh viên con thương bệnh binh, bố mẹ chồng đều lấy khoản tiền đó rồi sau cho chúng tôi vay lại một ít để trả nợ. Thậm chí tiền nộp học chúng tôi vay mượn cho em nộp, đến khi được hoàn em cũng không đưa lại mà đưa cho ông bà luôn. Tôi không quan tâm nhiều đến những khoản tiền đó vì nếu có nhắc đến sẽ bị ông bà chửi mắng thậm tệ, rằng tiền là do con trai ông bà kiếm ra, lương tôi chỉ đủ nuôi bản thân.

Chị dâu bức xúc mặc dù đã đi làm, em chồng vẫn không góp một đồng
Những khúc mắc với em chồng khó nói ra nhưng càng để lâu càng không tốt

>> Xem thêm: Đông Nhi thân với em chồng còn được bố mẹ chồng yêu thương hết mực

Trên thực tế, tôi xuất thân nghèo khó, bố mất sớm, sau tôi còn có ba em. Tôi không ngại làm việc vất vả dù hàng ngày công việc ở trường mới rất mệt, áp lực. Ngoài ra tôi cố gắng làm thêm việc, từ dạy thêm đến làm tư vấn bảo hiểm, mỗi tháng cũng kiếm được 15 tới 25 triệu đồng. Gần đây, chồng tha thiết mua xe ô tô, tôi đồng ý vì thuận lợi về thăm nhà ngoại xa 20 km. Mua xe, chúng tôi cũng vay mượn đến 250 triệu đồng nhưng nghĩ có sức khỏe vợ chồng có thể trả được.

Em chồng ra trường, chồng tôi nhờ quen biết xin cho cô ấy vào làm kế toán một công ty xây dựng gần nhà, sau đó vì chê lương thấp nên em bỏ việc xin sang chỗ làm khác, rồi chê áp lực lại nghỉ việc. Đến giờ, cô ấy đang làm gần nhà (cách một km) với mức lương 3 triệu. Vấn đề là ở chỗ dù đi làm, có lương hay không, em chồng tôi cũng chưa bao giờ đóng góp bất cứ khoản sinh hoạt phí nào cả, có tiền là chỉ dành cho tóc tai và quần áo.

Một năm lại đây, tôi sức khỏe không được tốt, ốm đau suốt, chồng cũng không có thu nhập như trước đây. Năm nay hai con bắt đầu đi học, tôi rất muốn đề nghị em chồng đóng góp một ít vào sinh hoạt của gia đình. Giờ tôi không biết phải mở lời như thế nào vì rất sợ bố mẹ chồng, nếu ông bà cho rằng tôi tính toán với cô ấy thì sẽ lại chửi rủa tôi và mẹ tôi, mặc dù việc đó không có gì sai cả. Xin các bạn cho tôi lời khuyên, có nên làm như tôi nghĩ không hay cứ kệ cô ấy, mình gánh thêm một tí cho êm cửa êm nhà?”

>> Đừng bỏ lỡ: Hội chị dâu em chồng sao Việt: thân nhau quá nên giống hệt nhau

Câu chuyện nhận được nhiều sự đồng cảm và lời khuyên từ cộng đồng mạng

Đây là câu chuyện thường gặp của khá nhiều vợ chồng trẻ. Hai vợ chồng cưới nhau ra riêng, em chồng lên ở nhờ để học đại học đến khi ra trường. Nhờ có sự hậu thuẫn của cha mẹ nên cộng với sự thương em của anh trai, các cô em chồng ngày càng không coi chị dâu ra gì. Thậm chí ở nhà anh chị nhưng cũng không bao giờ phụ nấu ăn, dọn dẹp, cứ viện cớ mắc học, mà cứ tự nhiên ngửa tay xin tiền không biết ngại.

Chị dâu bức xúc mặc dù đã đi làm, em chồng vẫn không góp một đồng
Hai vợ chồng nên cùng nhau tìm cách giải quyết để mọi chuyện tốt đẹp hơn

Cộng đồng mạng cũng lên tiếng bày tỏ cảm xúc: 

- “Đọc tiêu đề câu chuyện của chị mà tôi giật mình vì nó giống y chang như hoàn cảnh của tôi hiện tại. Đến khi đọc nội dung câu chuyện càng giật mình hơn vì cô em chồng chị giống cô em chồng của tôi quá”.

- “Liên quan đến em chồng thì hãy bàn với chồng trước rồi tính. Đóng góp hay không tuỳ vào thu nhập của vợ chồng bạn so với em chồng.”

- “Mọi chuyện nên thẳng thắn ngay từ đầu, kể cả với với bố mẹ chồng. Sinh ra con thì phải có trách nhiệm nuôi dưỡng chứ sao lại ỷ hết vào con trai.”

- “ Sinh hoạt phí là vấn đề chính đáng, chị nên nói chuyện thẳng thắn, không có gì phải ngại cả.”

- “Theo chú cháu nên nói với chồng về tình hình thu nhập của gia đình để chồng cháu biết,và có trách nhiệm nói với em mình đóng góp chia sẻ chi tiêu trong gia đình.Cháu đã cùng chồng lo cho em ăn học xong rồi, giờ hãy để cho cô ấy tự lo cho cuộc sống của mình”.

-“Với kinh nghiệm của mình tôi khuyên chị hãy chờ đến khi cô em chồng đi lấy chồng là xong. Bây giờ mà chị lấy tiền sinh hoạt phí của cô em chồng không đáng được bao trong khi chị có thể tiết kiệm chi phí đi một chút là đươc.”

-“Bạn hãy lựa lời nói với chồng bạn vào thời điểm thích hợp. Mất lòng trước được lòng sau bạn ạ.”

>> Xem thêm: Rút 500k sắm đồ cho con khai giảng, vợ trẻ bị chồng mắng té tát

Hết chồng đến mẹ chồng và em chồng yêu cầu Hương ly dị

Không phải gia đình nào cũng có may mắn, anh chị em sống cùng nhau hạnh phúc, hòa thuận. Chuyện em chồng ở với chị dâu và gặp xích mích không phải là chuyện hiếm và liên quan đến chuyện tiền bạc thì lại càng tế nhị, khó xử hơn. Vậy bạn sẽ chọn cách giải quyết như thế nào để cả gia đình vẫn luôn được yên ấm nếu mình rơi vào trường hợp đó? 

Nguồn ảnh: Tổng hợp

Hãy theo dõi Bestie.vn để cập nhật thông tin bổ ích!

Lương của chồng 10 triệu / 1 tháng, nhờ vợ chi tiêu khéo cho cả gia đình vẫn còn dư 3 triệu

Chi tiêu trong gia đình luôn là điều khá khó khăn đối với những người phụ nữ, vậy nhưng chị M. L vẫn có một tuyệt chiêu chi tiêu vô cùng hay để có thể khéo léo lo cho gia đình 4 người với số tiền lương 10 triệu của chồng mà vẫn còn dư 3 triệu.

Hàng tháng, nhận tiền lương từ chồng, chị Lý bỏ ngay 3 triệu đồng vào heo đất, xem đó như là số tiền bất di bất dịch. 7 triệu còn lại chị chia nhỏ ra từng loại quỹ khác nhau như tiền ăn, sữa, điện nước, sinh hoạt… để chi tiêu hàng ngày. May mắn là vợ chồng chị đã mua được nhà trước khi kết hôn nên không phải lo lắng về vấn đề này.

Với sự rõ ràng trong từng khoản chi tiêu cùng với sự tiết kiệm hợp lý chắc chắn ai cũng có thể làm như chị M.L. 

Xem thêm chi tiết TẠI ĐÂY!

Bài viết liên quan

Video có thể bạn quan tâm
CHIẾM TRỌN CẢM TÌNH CỦA NGƯỜI KHÁC
Scroll to top