10/12/2019 09:45

Mua đồ đắt tiền hóa ra lại tiết kiệm, chị em chớ ham đồ rẻ mà cháy túi

Hạnh Nguyên - Theo thethaovanhoa.vn Hạnh Nguyên

Nhiều người cho rằng để tiết kiệm thì nên mua những món đồ rẻ, cần chi xa hoa đắt đỏ. Thế nhưng, sự thật có phải vậy? Mấy thứ đồ rẻ nhưng lặt vặt, mua quá nhiều chính ra lại làm bạn tốn tiền hơn, chưa kể làm "rác nhà" nữa.

Nhiều bạn trẻ cứ than vãn rằng, "bao giờ mới có lương, bao giờ mới ting ting", trong khi mới làm việc được nửa tháng. Có người mới lãnh lương đã mang đi trả nợ, sau đó mua sắm, ăn uống thoải mái. Dường như, phần lớn giới trẻ bây giờ hoàn toàn không có khái niệm "tiết kiệm", "thắt lưng buộc bụng". Họ có bao nhiêu, xài bấy nhiêu, thậm chí dùng thẻ tín dụng để xài trước, trả sau, thế rồi dần tạo nên khoản nợ.

Chẳng ai mấy ngạc nhiên khi nghe những bạn trẻ vừa mới ngoài 20 đã có khoản nợ vài chục triệu, thực ra thì chẳng phải vay mượn làm ăn mà chỉ phục vụ cho nhu cầu bản thân như ăn uống, mua sắm, du lịch mà thôi.

Mua đồ đắt tiền hóa ra lại tiết kiệm, chị em đừng tưởng bở mà cháy túi
Người trẻ hiện chưa biết cách quản lí tiền bạc và mục đích chi tiêu của bản thân.

Mới đây, Vlogger Giang Ơi đã có chia sẻ về những mẹo quản lí chi tiêu được nhiều người gật gù đồng ý. Đọc xong mới biết, trước nay ta đã bỏ qua rất nhiều cách tiết kiệm 

Dưới đây là nguyên văn chia sẻ về 5 cách quản lý tiền bạc của Giang Ơi:

NHỮNG MẸO QUẢN LÝ TIỀN CỦA MÌNH

Hôm nay chúng mình nói về tiền bạc đi! Sau đây là 5 cách mình đang làm để quản lý tiền, hy vọng sẽ mang lại gợi ý cho các bạn. Hãy nhớ gợi ý chỉ là gợi ý, không có phương pháp nào "one size fits all" - vừa vặn với tất cả mọi người. Mỗi tính cách, hoàn cảnh và tuổi đời sẽ có những cách làm phù hợp riêng. Nhưng để chia sẻ những cách của cá nhân mình, đây là các cách ấy:

1. MỖI THÁNG LUÔN GỬI TIỀN TIẾT KIỆM QUA APP

Thường mỗi ngân hàng đều có một cái app để các bạn thao tác rất tiện và nhanh chóng. Ngày xưa mọi người phải canh giờ hành chính, mang cọc tiền mặt ra ngân hàng gửi rồi lấy sổ, giờ thì bạn chỉ cần nhấn nút là có ngay một tài khoản tiết kiệm rồi. Vậy điều mà mình làm hàng tháng là gửi một khoản tuỳ khả năng vào tài khoản tiết kiệm ngay thời điểm nhận tiền.

Mỗi tháng thì % thu nhập gửi tiết kiệm có thể sẽ cố định, có thể sẽ dao động tuỳ thuộc tháng đó có khoản chi nào lớn hay không. Những bạn đi làm công ty có thể dành ra 10% - 50% lương, những bạn freelancer thì một phần của mỗi dự án. Nhưng việc dành ra một khoản tiết kiệm mỗi tháng, dù ít hay nhiều cũng đều là rất quan trọng để mình dần dần xây đắp được một khoản tiền lớn nhằm vào các mục đích lớn hơn. Mỗi tháng bạn tiết kiệm được bao nhiêu % thu nhập?

2. MUA ĐỒ ĐẮT TIỀN

Việc tinh giản hoá cuộc sống làm cho mình tỉnh táo hơn trong việc nhận biết những đồ đạc gì thực sự quan trọng và cần thiết, và những gì thuộc về thú vui. Đúng là con người có nhiều khoản chi "chỉ để chi tiền cho vui" và khi chúng ta sống đơn giản hơn, chúng ta sẽ giảm được những khoản chi ấy. Khi số đồ đạc giảm đi, mình có điều kiện mua đồ cao cấp và bền đẹp với thời gian. Từ đó chúng lại giúp mình tiết kiệm chi phí sửa chữa thay thế, hơn nữa không tốn tiền mua đồ lặt vặt linh tinh thích được vài bữa rồi vứt.

Đọc đến đây, mình đoán là nhiều bạn sẽ nghĩ: "Nhưng không có tiền để mua đồ xịn ngay từ đầu thì mua kiểu gì?" và mình hoàn toàn hiểu điều đó. Nhưng có lẽ bạn không cần nhiều đồ như bạn nghĩ. Có lẽ thay vì 7 cái áo thì bạn chỉ cần 3 cái thôi. Có lẽ bạn chỉ cần 3 cái đĩa sứ chứ không phải 10. Mấy thứ đồ rẻ nhưng lặt vặt, mua quá nhiều chính ra lại làm bạn tốn tiền hơn, chưa kể làm "rác nhà" nữa.

Khi bạn còn ít tiền, bạn rất dễ bị mắc vào cái bẫy phổ biến là dựa niềm vui của mình vào số đồ bạn sở hữu. Vì khi mình chưa có nhiều tiền thì việc mua được một thứ gì đó là một thành tựu nho nhỏ chứng tỏ mình đang thành công hơn trước. Nhiều người coi việc mua được nhiều đồ là niềm vui hưởng thụ sau những giờ phút làm việc vất vả. Thật khó để không cảm thấy thèm thuồng những gì mình còn thiếu. Mình hiểu những điều đó và chính bản thân mình cũng đã đi qua cảm giác ấy những năm mới ra trường đi làm. Nhưng hãy tin mình, thực ra bạn không cần nhiều đồ lặt vặt đến thế. Thực ra niềm vui không nằm ở chỗ ấy.

3. KHÔNG DÙNG THẺ TÍN DỤNG

Mình biết rằng tới đây sẽ rất rất nhiều bạn phản đối mình. Và đây cũng là cách riêng, phù hợp với cá nhân mình thôi chứ không áp dụng với tất cả. Mình là người không giỏi quản lý tiền bạc, không suy nghĩ nhiều khi chi tiêu, không nhớ mình đã tiêu cái gì, không để ý mình còn bao nhiêu tiền. Vì thế, cá nhân mình cho rằng có lẽ thẻ ngân hàng tiêu trước trả sau không phù hợp với mình.

Đúng là thẻ tín dụng không phát sinh tiền lời nếu bạn hoàn trả đúng hạn. Nhưng đối với mình thì thật dễ để quên cái hạn ấy.

Đúng là thẻ tín dụng cho chúng mình nhiều khuyến mãi đi khi ăn uống mua sắm. Nhưng có lẽ những khuyến mãi ấy sẽ lại kích thích mình đi tiêu những khoản mà đáng lẽ mình không tiêu ngay từ đầu.

Đối với một người kém quản lý tiền bạc như mình thì có lẽ thẻ debit - có nhiêu xài nhiêu - là phù hợp hơn cả.

4. HỌC CÁCH ĐẦU TƯ

Tiền đẻ ra tiền - đây không phải khái niệm mới, nhưng những người trẻ như chúng mình cần có thời gian và kinh nghiệm sống để học và thực hiện. Đầu tư có thể đơn giản là gửi tiết kiệm ngân hàng, cũng có thể là chứng khoán, bất động sản, cổ phiếu, kinh doanh, rất nhiều kênh khác nhau.

Sau khi kiên trì tiết kiệm và tiết kiệm và tiết kiệm hàng tháng thì bạn sẽ có một khoản tiền nhất định. Lúc này bạn cần quyết định nên làm gì với nó. Tất cả những kênh đầu tư mình nói ở trên đều cần học và học và học rất nhiều để nắm được nó và đưa ra những quyết định khôn ngoan, không có gì là tấm vé số chắc ăn. Mình đã chọn kênh mà mình cảm thấy mình hiểu nhất, liên tục đọc và quan sát, hỏi han những người đi trước. Mình mày mò làm từng bước nhỏ trước, lớn sau. Không bỏ hết trứng vào một giỏ. Hiểu rằng lời lớn thì rủi ro lớn, lời ít thì cũng ít rủi ro. Biển lớn thì sóng lớn, hãy chọn lựa kênh đầu tư phù hợp với mình và làm cho tiền của mình tiếp tục đẻ ra tiền nhé.

5. CÁCH MUA ĐỒ SALE

Những đợt sale chắc chắn là rất hấp dẫn và trong chúng mình chắc chắn ai cũng từng vác về nhà những món đồ sale chỉ mua "vì rẻ quá" mà cuối cùng chẳng dùng đến bao giờ. Chiến thuật của mình là mỗi đợt sale chỉ mua những thứ cần, không mua những thứ muốn. "Cần" và "muốn" chỉ cần bạn trung thực với bản thân một chút là bạn sẽ phân biệt được. Bạn biết bạn cần dùng cái gì hàng ngày. Bạn biết bạn có cần thêm một màu son nữa hay không. Thực ra là bạn biết đó.

Mua đồ đắt tiền hóa ra lại tiết kiệm, chị em đừng tưởng bở mà cháy túi
"Thay vì 7 cái áo thì bạn chỉ cần 3 cái thôi".

>>Đừng bỏ lỡ: Không tốn tiền nhà, lương 20 triệu/tháng, vợ trẻ vẫn than thiếu

Trong bài viết của Vlogger Giang Ơi có điều số 2 nghe thì có vẻ sai sai nhưng ngẫm đi ngẫm lại lại thấy đúng. Thực sự đúng như cô nàng nói "thay vì 7 cái áo thì bạn chỉ cần 3 cái thôi", "chỉ cần 3 cái đĩa sứ chứ không phải 10". Đây là một tình trạng khá nhiều người mắc phải, cứ hứng lên là mua, mua bất chấp, hay thích chọn những đồ rẻ với suy nghĩ "mua đồ mắc, xịn thì tốn tiền, đồ rẻ xài cũng ok, hư lại mua cái khác, không cảm thấy phí".

Một khi bạn chi nhiều tiền để mua một món đồ xịn, bạn có thể sẽ tiết kiệm thời gian, tiết kiệm tiền mà còn đem đến cho bạn những trải nghiệm hoàn toàn xứng đáng. Cứ thử đi, sau một thời gian dùng đồ xịn bạn sẽ không bao giờ còn cảm giác thích mua đồ "rẻ rề" như trước nữa, nhất là những món đồ dùng hẳng ngày, dành cho bản thân nghư ga gối trải giường, quần áo, giày dép, đồ dưỡng da.

Bên cạnh đó, Vlogger Giang Ơi cũng đưa ra lời khuyên cho các bạn trẻ rằng hãy tập thói quen tiết kiệm, bạn đừng tiết kiệm những gì còn lại sau khi tiêu mà hãy tiêu những gì còn lại sau tiết kiệm và gửi tiền tiết kiệm qia app là điều nên làm. Ngoài ra, hãy bỏ thói quen dùng thẻ tín dụng, mua quần áo sale quá lố mà hãy dùng tiền tiết kiệm để đầu tư cho tương lai.

Mua đồ đắt tiền hóa ra lại tiết kiệm, chị em đừng tưởng bở mà cháy túi
Phải cân nhắc kĩ trước khi mua một món đồ nào đấy.

>>Có thể bạn chưa xem: Chàng trai dân IT lương 22 triệu/tháng, vẫn không dành đủ tiền mua xe

Hiện tại, những chia sẻ của Giang Ơi nhận được rất nhiều lượt chia sẻ và bình luận trên MXH. Nhiều người đã học được những cách tiết kiệm tiền một cách tốt nhất

- Mình cũng đã từng sở hữu rất nhiều quần áo, thế nhưng từ khi học theo lối sống đơn giản, mình đã bỏ đi rất nhiều, thấy tiết kiệm được 1 khoản đáng kể

- Nhiều người cứ nghĩ mua đồ đắt tiền là phí, thà mua nhiều bộ rẻ để thay đổi, mặc chán thì bỏ. Nhưng không, đồ xịn vừa đẹp, vừa thể hiện đẳng cấp lại dùng được rất lâu.

- Để tháng này bắt đầu áp dụng thử xem sao, dạo này mình tiêu phung phí quá.

- Cũng vì xài tín dụng mà mình từ đứa hai bàn tay trắng đã gầy dựng nên một khoản nợ.

THU NHẬP THUỘC HÀNG "KHỦNG" NHƯNG NHỮNG SAO VIỆT NÀY LẠI CHI TIÊU TIẾT KIỆM ĐẾN MỨC "GIẬT MÌNH"

Trên đây là những chia sẻ của Vlogger Giang Ơi về bí quyết chi tiêu tiết kiệm phù hợp với số đông các bạn trẻ. Bài học rút ra là cần tiết kiệm trước khi chi tiêu, chỉ mua sắm những món đồ cần thiết, thà bỏ ra một số tiền để mua hàng chất lượng còn hơn tha lôi về nhà những món vừa rẻ, nhanh hỏng. Quan trọng hơn cả là hãy chắt bóp chi tiêu, đừng tạo thói quen chi trước trả sau khiến bạn khốn đốn vì vướng phải cục nợ.

Còn bạn, bạn có phạm phải những sai lầm trên trong quá trình chi tiêu không, cùng chia sẻ với chúng tôi nhé.

Ảnh: Tổng hợp

>>Xem thêm: Cô gái 27 tuổi tiết kiệm 2,3 tỷ nhờ nấu cơm mang đi làm

KHÔNG PHẢI LÀ DO LƯƠNG THẤP, ĐÂY LÀ NHỮNG SAI LẦM KHIẾN BẠN CHẲNG THỂ TIẾT KIỆM

Trong cuộc sống có những thói quen vô tình khiến bạn phải móc túi nhiều hơn, bao nhiêu tiền dự định sẽ tiết kiệm đều như gió vào nhà trống vì những hành động này của bạn.

-  Bạn tiêu xài vượt mức khả năng kiếm tiền của bản thân

-  Bạn thường tiêu xài thoải mái sau đó còn dư bao nhiêu mới tiết kiệm

- Bạn thường xuyên ăn ngoài, tụ tập bạn bè

 Bạn sợ rủi ro, không dám nhảy việc mặc dù mức lương hiện tại khá thấp.

Xem đầy đủ TẠI ĐÂY!

Bài viết liên quan

Video có thể bạn quan tâm
TyhD đam mê nghề mẫu nhờ ông
Scroll to top