Gần đây, nhiều bạn trẻ Việt Nam có ý định đi du học với mong muốn có một tương lai xán lạn, sự nghiệp thăng tiến. Và du học Úc những năm gần đây được nhiều phụ huynh lựa chọn vì có chất lượng đào tạo cao và môi trường sống an toàn. Hệ thống giáo dục của Úc thuộc nhóm tốt nhất trên thế giới và bằng cấp tại Úc cũng được công nhận trên toàn cầu.
Nhiều bạn vừa tốt nghiệp xong cấp 3 đã vội vã lên đường đi du học nhưng cũng có bạn vào những năm cuối đại học mới bắt đầu nghĩ đến việc chuyển đến một đất nước mới, một môi trường mới để rèn luyện học tập. Rời xa vòng tay gia đình, bạn bè để đặt chân đến một vùng đất mới làm cho các bạn trẻ vô cùng háo hức, đây quả là một hành trình thú vị nhưng cũng chứa đựng trong đó rất nhiều gian nan và thử thách. Những ngày đầu nơi xứ người có lẽ sẽ khó khăn hơn bạn tưởng vì những vấn đề, dù là nhỏ nhất mà cho đến khi tự mình trải nghiệm bạn mới có thể hiểu hết được.
Và dưới đây là điều các bạn học sinh cần lưu ý khi đặt chân đến xứ sở kangaroo:

1. Úc xét duyệt hồ sơ kĩ càng, chú trọng chất lượng hơn
Đối với những bạn có ý định đi du học, một là nhận được học bổng, hai là du học tự túc. Và việc xét duyệt hồ sơ là điều mà ai cũng cảm thấy lo lắng bởi số lượng tuyển sinh có hạn trong khi sinh viên muốn theo học tại Úc lại quá đông. Điều này đồng nghĩa với việc, tỉ lệ chọi cao, yêu cầu chất lượng học sinh, sinh viên cao cũng hơn nhiều.
Điều quan trọng nhất khi đi du học và khả năng tài chính và ngôn ngữ. Bạn có thể đăng kí học tiếng Anh tại Úc nhưng điều đó không có nghĩa là bạn có thể sang đó mà không biết đến cả những câu tiếng Anh giao tiếp cơ bản. Giữa một núi hồ sơ, giữa một sinh viên học tốt và có tiếng Anh cơ bản và một sinh viên học tốt nhưng tiếng Anh ở level 0 thì chắc chắn các trường sẽ chọn sinh viên thứ nhất.
2. Rào cản về ngôn ngữ
Ở Úc thì tiếng Anh là ngôn ngữ chính, được sử dụng thường xuyên thế nhưng giọng Úc rất khó nghe, pha tạp nhiều ngữ điệu nước ngoài và nhiều tiếng lóng. Trong lớp giảng viên giảng bài rất nhanh, hay sử dụng từ ghi tắt, những từ ngữ chuyên ngành vì vậy trong những ngày đầu tiên đi học có thể bạn sẽ giống như “vịt nghe sấm” chẳng hiểu gì cả.
Thế nên, để không phải "lơ ngơ" khi sang nước bạn, thì trước khi du học bạn cần trang bị kĩ năng ngôn ngữ thật tốt để tích lũy được kha khá vốn từ vựng Australia – English. Sau đó sang Úc bạn sẽ trau dồi thêm khả năng giao tiếp với người bản ngữ.
>> Có thể bạn quan tâm: Top 10 ngôn ngữ dễ học nhất trên thế giới
3. Những cú sốc mà du học sinh gặp phải

Mỗi quốc gia, mỗi vùng lãnh thổ, chắc chắn sẽ có những khác biệt về mặt văn hóa, ăn uống, trang phục… Chính vì thế, các bạn nên chuẩn bị tâm lý thật vững vàng để nhanh chóng làm quen và hòa nhập với một nền văn hóa mới, một cuộc sống mới để không bị “sốc văn hóa”.
Có thể khi ở Việt Nam, các bạn khá phụ thuộc, dựa dẫm vào bố mẹ, được chăm lo từng li từng tí từ bữa ăn đến giấc ngủ. Thế nên, khi bước chân sang một đất nước hoàn toàn mới lạ, nhiều bạn bị sốc khi gặp những vấn đề về thói quen sinh hoạt, giờ giấc, khác biệt văn hóa, áp lực học tập, ngôn ngữ, giao tiếp, việc làm,... Những khó khăn này đè nén dễ khiến cho bạn cảm thấy choáng ngợp và muốn bỏ cuộc. Đây là giai đoạn cực kì khó khăn đòi hỏi bạn phải có tính bền bỉ cùng ý chí kiên cường để vượt qua.
Chia sẻ trên VN Express, chị Chi Ngô, 28 tuổi, là cựu du học sinh Úc trường Đại học Victoria, thành phố Melbourme vẫn không quên được những bỡ ngỡ và những lần thấy sốc trong thời gian du học.
Mặc dù được chuẩn bị tâm lý trước khi đi du học và đặc biệt là đã theo học tại môi trường quốc tế ở Việt Nam nhưng chị vẫn không thể hòa nhập ngay được với môi trường tại Úc mà phải mất cả năm trời. Cú sốc đầu tiên của chị là nhớ nhà, không ít lần ngồi khóc một mình vì thấy nhớ đến tột cùng. Cú sốc tiếp theo đó là môi trường sống, chị không quen với những căn phòng chật chội, thậm chí thiếu không khí để thở.
Chị Chi còn kể lại rằng, nhiều bạn khác còn có áp lực khi nhiều phụ huynh cho con đi du học với hy vọng con sang đó sẽ đi làm thêm gửi tiền về cho bố mẹ. Chính vì thế có những bạn đã bỏ thời gian ra quá nhiều để đi làm thêm kiếm tiền, thậm chí bỏ học tranh thủ để đi làm, mà lại còn trốn thuế nữa nên đã bị xử phạt rất nặng.
“Du học là tốt song phải biết xác định mục đích theo đuổi của mình là gì. Những khó khăn khi đi du học là đều không tránh khỏi nhưng bù lại, sau khi vượt qua được những khó khăn, bỡ ngỡ ban đầu thì bản thân sẽ nhanh chóng hoà nhập và học được rất nhiều đều bổ ích…”, chị Chi Ngô tâm sự.
Còn cựu du học sinh Ngô Văn Tùng, sinh ra và lớn lên tại Hồ Chí Minh từng du học bậc Đại học tại Mỹ chia sẻ: “Theo như kinh nghiệm của tôi và nhiều người bạn khác của tôi đánh giá thì việc học tập chính là cản trở và là cú sốc lớn nhất đối với sinh viên Việt Nam du học tại Mỹ. Tôi đã phải mất cả 2 học kỳ mới có thể bắt kịp cùng với các bạn sinh viên cùng lớp và theo kịp bài giảng của thầy cô giáo. Như tôi là còn đỡ, chứ nhiều bạn còn không thể bắt kịp được và phải đứt gánh giữa đường”.
Thế mới thấy, cuộc sống du học không phải lúc nào cũng trải thảm hồng như nhiều bạn vẫn mơ tưởng mà nó là cả một quá trình nỗ lực của chính bản thân các bạn.
>>Bạn có biết: 6 cô nàng du học sinh đúng chuẩn "con nhà người ta", người xinh như hot girl, người bạn gái cầu thủ
4. Cách vượt qua những cú sốc khi du học
Để không phải bất ngờ và bỡ ngỡ khi bắt đầu cuộc sống mới tại nước ngoài, các bạn du học sinh cần phải chuẩn bị cho mình hành trang tốt nhất, đặc biệt là về kĩ năng sống. Ngoài ra, các bạn cũng cần học hỏi kinh nghiệm, nhờ người đi trước tư vấn, chia sẻ để nhanh chóng hòa nhập với môi trường mới.
Đây là môi trường học tập hiện đại, năng động, vì thế, các bạn hãy dành thời gian để tham gia các câu lạc bộ sinh viên, hội đồng hương hay một nhóm hội có tính quốc tế nào đó tại nơi mà bạn học. Họ sẽ đưa ra những lời khuyên hữu ích để bạn hòa nhập tốt hơn. Đây là cách rất tốt để bạn có nhiều hơn những kinh nghiệm thực tế để dễ dàng giải quyết các tình huống khó xử trong thời gian du học. Hơn nữa, đây cũng sẽ là những người đồng hành với bạn trong quãng thời gian học tập ở đây, thế nên cứ thoải mái chia sẻ nhé.
Theo như chia sẻ của bạn du học sinh Nguyễn Đỗ Phương Uyên (18 tuổi, cựu học sinh Trường THPT Trần Phú, Hải Phòng) trên VN Express:
"Những ngày đầu tiên cô đến học tại Trường ĐH Earlham (Mỹ) với lịch trình hết sức bận rộn. Ngoài việc làm quen, gặp gỡ với bạn bè mới, tham gia các sự kiện cuối tuần, tự học tại trung tâm khoa học và công nghệ..., Uyên còn thử sức với vị trí quản lý sự kiện cho trung tâm về công bằng xã hội. Lúc đầu, Uyên cũng có một vài khó khăn trong giao tiếp với người bản xứ, nhưng sau một thời gian cũng quen dần và cảm thấy tự tin hơn rất nhiều".

"Chính những thử thách tại các vị trí mới và việc tự học tại ĐH ở đây đã giúp em rèn luyện khả năng quản lý thời gian cũng như sự chủ động trong việc tạo mối quan hệ với các giáo sư trong ngành để học tập, làm việc tốt hơn”, Phương Uyên chia sẻ.
>>Đừng bỏ lỡ: Tầng lớp du học sinh "cậu ấm cô chiêu" khuấy đảo nước Mỹ với cuộc sống xa hoa, giàu có
Trước vấn đề này, nhiều cựu học sinh cũng đưa ra những lời khuyên cho các bạn có ý định sang Úc du học:
- Không phải lúc nào Úc cũng màu hồng, cuộc sống du học sinh cũng màu hồng (trừ trường hợp gia đình chu cấp toàn bộ ko phải lo về tiền)
- Trước khi đi sang học các bạn nên học thêm nghề phụ: pha cà phê (Barista - kiếm chỗ nào học có chứng chỉ - google tìm ), cook - chef , làm bánh cake..... học và có chứng chỉ đi kèm là một lợi thế. Sau này sang Úc dễ tìm việc, bên đó việc chân tay nhiều nhưng nó cũng đòi hòi phải có bằng cấp, chứng chỉ nghề hẳn hoi, có thế mới có lương cao.
- Du học sinh nên tập trung học anh văn thật giỏi nghe nói lưu loát mới dễ kiếm vịệc làm thêm.
- Đừng nghĩ du học sinh là sướng, thử sang đó thì biết, lạ nước lạ cái, nhớ nhà, nhớ ba mẹ, thêm vào đó là cách học cũng khác nhau, phải mất một thời gian mới có thể trụ được.
5. Mặc dù
khó khăn nhưng Úc là đất nước đáng để sinh viên sinh sống và học tập- Ở Úc có nhiều trư
ờ ng miễn chứng minh tài chính, sinh viên không phải làm thủ tục chứng minh tài chính phức tạp khi theo học các trường trong diện này.-
Cơ hội việc làm rộng mở khi còn sinh viê n và sau khi ra trường: Sinh viên được làm thêm; thực tập hưởng lương ngành du lịch khách sạn, kinh doanh,... với mức lương trung bình khoảng 2.500 - 4.000 AUD/tháng- Australia là một trong số ít quốc gia trên thế giới có chính sách nhập cư rõ ràng và khuyến khích định cư dạng tay nghề. Sinh viên sau khi tốt nghiệp sẽ được ở lại làm việc 2 - 4 năm và định cư khi đủ điều kiện
Đã rời xa gia đình để đến một nơi xa lạ sinh sống và học tập thì nước nào cũng có cả những thuận lợi và khó khăn, điều quan trọng là sinh viên phải xác định được mục tiêu học tập của mình và có lộ trình học tập cụ thể.
Việc nhận được tấ m visa cũng như được các trường duyệt hồ sơ du học các quốc gia như Anh, Úc, Mỹ, New Zealand, Canada,... đã là một may mắn rất lớn đối với nhiều sinh viên Việt Nam. Nhưng bên cạnh đó bạn cũng cần phải tự mình cố gắng, chuẩn bị về hành trang, kiến thức cũng như tâm lý thật. Khi đã vượt qua được “cửa ải” về những “cú sốc” thì chắc chắn bạn sẽ trưởng thành và tự tin hơn rất nhiều.Còn bạn, có ý định đi du học ở đâu không,
cùng chia sẻ với chúng tôi qua phần bình luận bên dưới nhé!>>Xem thêm: Bí quyết giúp học sinh dễ dàng xin học bổng
NHỮNG QUỐC GIA CÓ NỀN GIÁO DỤC ĐẠI HỌC TỐT NHẤT THẾ GIỚI
Dưới đây là các quốc gia được đánh giá là có nền giáo dục bậc đại học tốt nhất, sở hữu những trường đại học danh tiếng hàng đầu thế giới. những quốc gia nói trên không chỉ có nền giáo dục dẫn đầu thế giới mà nền kinh tế của họ cũng phát triển vượt bậc. Điều đó cho thấy mối tương quan giữa phát triển giáo dục và phát triển kinh tế.
1. Mỹ: Quốc gia đứng đầu danh sách này có đến 30 trường lọt top 100, trong đó Viện Công nghệ Massachusetts là trường đứng đầu danh sách. Sở dĩ Mỹ đứng đầu danh sách là vì quốc gia này đáp ứng đầy đủ 4 tiêu chuẩn để xếp loại, gồm khả năng tiếp cận, hệ thống giáo dục, mức độ dẫn đầu, và kinh tế.
2. Quốc gia này có đến 18 trường đại học nằm trong top 100, nổi tiếng nhất trong số đó là Đại học Cambridge (3), Đại học Oxford (6), Đại học London (7), và Trường Quốc học London (8), tất cả đều nằm trong top 10.
3. Đức: Mặc dù Đức chỉ có 4 trường lọt vào top 100, trong đó ngôi trường uy tín nhất là Đại học Kỹ thuật München chỉ xếp thứ 60, thế nhưng quốc gia này lại miễn toàn bộ học phí, cho sinh viên trong nước và cả sinh viên quốc tế. Nếu học ở đây, bạn chỉ phải đóng một khoản nhỏ phí xét tuyển, và vật giá ở đây cũng rất thấp.
Xem thêm thông tin chi tiết TẠI ĐÂY!