Mỗi ngày, lướt mạng xã hội, chúng ta có thể tiếp cận được rất nhiều thông tin, tốt xấu, thật giả lẫn lộn. Ảnh hưởng tích cực của mạng xã hội đến đời sống, đặc biệt là đối với giới trẻ là không thể phủ nhận. Ví dụ như việc cộng đồng mạng kêu gọi chung tay ủng hộ một cháu bé có hoàn cảnh khó khăn nhưng mắc bệnh hiểm nghèo hay những thông tin hữu ích cho cộng đồng.
Tuy nhiên, bên cạnh đó, mạng xã hội cũng chính là con dao hai lưỡi khi mà ngày càng bị lợi dụng để phát tán những thông tin fake, câu like, câu views, thiếu kiểm chứng, lôi kéo đông đảo người tham gia bởi sự hiếu kỳ, tò mò. Giữa bạt ngàn thông tin được đăng tải trên mạng xã hội, những thông tin có mục đích xấu lại có sức hấp dẫn kỳ lạ với đám đông.
Thế nên, không phải thông tin nào chúng ta cũng nhắm mắt nghe theo. Rõ ràng, từ một thông tin thiếu kiểm chứng, đám đông thiếu ý thức trên mạng xã hội đã gây ra hậu quả đối với đời thực. Vì thế, chỉ cần nghe, sau đó chọn lọc thông tin để tiếp cận chứ không phải ôm đồm tất cả.
>>Xem ngay: Có kiểu người hở tí là chặn người khác trên mạng xã hội: Dấu hiệu hội chứng tâm lý?
Người trẻ đang đặt quá nhiều lòng tin vào mạng xã hội?

Khảo sát được tiến hành bởi một công ty chuyên về kỹ thuật số của Anh đối với 2.032 thanh niên Anh (ở độ tuổi từ 18 đến 35). Kết quả cho thấy có nhiều người trẻ đang đặt lòng tin vào những nhân vật có tầm ảnh hưởng trên mạng xã hội hơn là người thân, họ hàng.
Theo khảo sát, có tới 53% người trẻ trong độ tuổi từ 18-35 đang đặt nhiều lòng tin vào những nhân vật có tầm ảnh hưởng trên mạng xã hội, hơn là những người thân quen hiện hữu xung quanh mình trong các vấn đề thường thức của cuộc sống.
Theo đó, có không ít người trẻ, phần lớn ở độ tuổi học sinh, sinh viên cho rằng những lời khuyên được đưa ra trên mạng xã hội đáng tin cậy hơn. Mặc dù vậy, các chuyên gia tâm lý học xã hội cảnh báo rằng những lời khuyên được đưa ra trên mạng không phải lúc nào cũng công bằng, khách quan và đáng tin cậy. Bởi đây là một kênh quảng cáo mới phát huy hiệu quả từ các công ty quảng cáo.

Bên cạnh đó, đôi khi Internet và MXH còn làm sai lệch, đưa thông tin sai sự thật, xấu, độc đến tư tưởng, tâm trạng của giới trẻ hiện nay. Theo các chuyên gia nghiên cứu tâm lý con người: “Người trẻ có thể được truyền cảm hứng từ mạng xã hội, nhưng điều quan trọng là họ phải có sự trải nghiệm, tìm hiểu, đánh giá của riêng mình; phải có được những nguồn thông tin kiểm chứng đa dạng, đa chiều và đáng tin cậy hơn; trong đó, gia đình - bạn bè chính là một kênh kiểm chứng”.
Thế nên, nếu không biết thông tin đó đúng hay sai mà chia sẻ, thì không chỉ tiếp tay cho cái xấu, cái sai mà bản thân còn có thể bị xử lý về hành vi lan truyền thông tin sai sự thật.
>>Đừng bỏ lỡ: Góc chị em bức xúc: Nói xấu chồng trên mạng xã hội bị phạt từ 1 - 1,5 triệu
Giới trẻ cần nhận biết và phòng tránh thông tin xấu độc

Chia sẻ trên An ninh thủ đô, PGS. TS Trịnh Hòa Bình Giám đốc Trung tâm Điều tra Dư luận xã hội (Viện Xã hội học) cho biết:
"Mạng xã hội hiện nay cho thấy một bức tranh nhiễu loạn của xã hội. Để ngăn chặn các thông tin này, bên cạnh việc dùng các biện pháp kỹ thuật, gốc vấn đề vẫn là giáo dục con người từ gia đình và nhà trường, đặc biệt là thế hệ trẻ.
Cần giáo dục thế hệ trẻ có thái độ đúng đắn và có trách nhiệm xã hội mỗi khi phát ngôn. Mỗi khi nhấp chuột hay ấn nút like, bình luận thì cần phải suy nghĩ kỹ, bởi đôi khi không suy xét kỹ vấn đề mà lăng xê hoặc hùa theo đám đông cũng là tội ác…
“Sự vô cảm, ích kỷ lên ngôi và các giá trị văn hóa đang dần bị đảo lộn, những con số đó cũng tương thích về mặt đạo đức, đạo lý xã hội. Mạng xã hội có tính tự do, vậy nên khó mà kiểm soát được những phát ngôn trên đó. Cho nên, việc ăn nói loạn xạ hay tình trạng vùi dập, ném đá một người nào đó xuất hiện tràn lan gây ra những nguy hiểm nhất định"
Hơn hết, mạng xã hội là thứ mà bất kỳ ai cũng có thể sử dụng. Từ cụ già, thanh niên, thiếu niên cho tới những đứa trẻ vẫn ngày ngày cắp sách đến trường, ở thời buổi hiện đại, ai cũng có cho mình một trang Facebook/Instagram cá nhân. Thế nhưng, không phải cũng biết cách để chọn lọc thông tin, học hỏi những điều tích cực trên mạng xã hội, nhất là thế hệ trẻ, thanh thiếu niên dễ bị lôi kéo, kích động hay lan truyền những thông tin thất thiệt.
Theo bạn, làm thế nào để trở thành một người dùng mạng xã hội văn minh, không bị "dắt mũi"?
Ảnh: Tổng hợp
>>Có thể bạn chưa xem: Phụ huynh cần làm gì khi con mình là kẻ bắt nạt?
Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc viết tắt là UNICEF (tiếng Anh: The United Nations Children's Fund) là một quỹ cứu tế được thành lập bởi Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc. Hằng năm, tổ chức này đều có những dự án bảo trợ dành cho trẻ em và trong năm 2019 Việt Nam sẽ tiếp tục cùng UNICEF thực hiện các dự án thiện nguyện trong đó có phòng chống bạo lực học đường.
YAN Digital sẽ đồng hành cùng UNICEF trong những nỗ lực cùng chấm dứt bắt nạt học đường!