Theo thông tin trên Afamily, chị N.T.U (Long An) bị mất ngủ suốt 3 năm nay với các triệu chứng như khó ngủ, một đêm chỉ ngủ được khoảng 3 giờ, có hôm thức trắng, ngủ không sâu, thường xuyên gặp ác mộng và tỉnh giấc liên tục.
Vì lý do này, chị đành phải “chữa trị tạm” bằng thuốc an thần. Tuy nhiên, sử dụng loại thuốc này trong thời gian dài lại khiến tình trạng của chị ngày càng trầm trọng hơn và mặc thêm nhiều vấn đề khác như trầm cảm, suy giảm trí nhớ. Bất lực, lo lắng, chị quyết định đến khám tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM (BV ĐHYD TP.HCM).
Sau khi thăm khám, bác sĩ xác định người phụ nữ bị rối loạn giấc ngủ nặng. Chị U. được tiến hành điều trị bằng phương pháp châm cứu kết hợp thuốc Đông y và xoa bóp cho người bệnh.
Chia sẻ với VnExpress, BS Trịnh Thị Diệu Thường, Trưởng Khoa Y học cổ truyền, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM cơ sở 3, cho biết rối loạn giấc ngủ là những biểu hiện rất thường gặp trong tâm thần học. Bệnh gồm hai nhóm chính bao gồm những rối loạn liên quan đến chất lượng, số lượng và thời điểm khác nhau của giấc ngủ (bị mất ngủ, ngủ nhiều) và những hiện tượng bất thường xảy ra trong giấc ngủ (gặp ác mộng, mộng du...).
>> Xem ngay: Chuyên gia tiết lộ lý do bất ngờ khiến bạn mất ngủ, rụng tóc, "não cá vàng" và loạt bệnh khác
1. Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe con người

Giấc ngủ chiếm khoảng ⅓ thời gian cuộc đời của con người. Vì thế, ngủ đóng một vai trò cực kỳ quan trọng. Một giấc ngủ tốt là một giấc ngủ sâu, liền mạch, không bị tỉnh giấc quá nhiều trong suốt quá trình ngủ. Ngoài việc giúp cơ thể có đầy đủ năng lượng để hoạt động năng suất vào ngày hôm sau, giấc ngủ còn mang lại nhiều lợi ích tốt mà không phải ai cũng biết.
Đầu tiên phải kể đến là giấc ngủ có một tác dụng thần kỳ đối với làn da. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng chất lượng của giấc ngủ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình lão hóa da và khả năng phục hồi của da. Khi ngủ, làn da của bạn sẽ bước vào quá trình phục hồi và tái tạo. Chất Melatonin được tạo ra trong giấc ngủ giúp chống oxy hóa mạnh làm giảm nếp nhăn và dấu hiệu tuổi già.
Giấc ngủ cũng ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của cơ thể. Đặc biệt, đối với trẻ em, ngủ sâu, đủ giấc sẽ giúp tăng cường thể lực, trí lực, cho trẻ điều kiện phát triển một cách đầy đủ nhất.
Nếu bạn muốn có một thân hình cân đối, bạn nên ngủ đủ giấc. Bởi khi không ngủ đủ, cơ thể sẽ tự động tăng hàm lượng chất kích thích cortisol trong máu. Loại hormone này làm tăng hoạt tính của 1 enzim có tác dụng tích mỡ, từ đó gây tăng cân cho cơ thể.
>> Đừng bỏ lỡ: Mẹo hay giúp não bộ nhanh chóng đi vào giấc ngủ trong vòng 60 giây
2. Tác hại của mất ngủ
Rối loạn giấc ngủ có thể gặp ở nhiều lứa tuổi khác nhau, gây trở ngại cho các hoạt động về thể chất, tinh thần cũng như ảnh hưởng lớn đến cảm xúc của người bệnh.

- Tai biến mạch máu não
Chuyên gia Megan Ruiter (ĐH. Alabama - Birmingham) đã thực hiện một cuộc nghiên cứu với trên 5000 người tham gia. Kết quả cho thấy những người ngủ ít hơn 6 giờ vào ban đêm có nguy cơ đột quỵ cao. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng thiếu ngủ góp phần làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, tiểu đường, béo phì.
- Béo phì, tiểu đường
Do mất cân bằng hormone, người thiếu ngủ tăng sự thèm ăn dẫn tới béo phì. Ngủ ít cũng khiến lượng đường trong máu bị tăng lên, quá trình trao đổi chất chậm lại khiến bạn dễ mắc các căn bệnh liên quan đến tiểu đường, béo phì.

- Tăng nguy cơ tử vong
Ngủ không đủ giấc và tỷ lệ tử vong có mối liên hệ với nhau. Một nghiên cứu tại Anh về sự ảnh hưởng của giấc ngủ với tỉ lệ tử vong của 10.000 công chức tại Anh trong suốt 2 thập kỷ cho thấy: những người ngủ từ 5 tiếng trở xuống vào ban đêm sẽ có nguy cơ tử vong cao gấp đôi những người khác. Nguyên nhân tử vong có thể là vì bất cứ lý do gì, đặc biệt là do các bệnh tim mạch.
>> Có thể bạn chưa biết: Chỉ 1 ly nước chanh mật ong mỗi tối giúp giảm cân nhanh lại đẹp da, trị mất ngủ hiệu quả
- Lo âu, trầm cảm
Người bị mất ngủ triền miên có nguy cơ bị trầm cảm cao hơn so với người bình thường. Ngoài ra, khi người mắc trầm cảm bị mất ngủ thì nguy cơ bệnh tái diễn sẽ cao hơn so với những người không bị mất ngủ. Mất ngủ chính là nguyên nhân cũng là yếu tố gây kéo dài trầm cảm.

- Tăng nguy cơ bị ung thư
Báo South China Morning Post (SCMP) của Hong Kong ngày 10/2/2019 cho biết các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu trên hàng chục bác sĩ Hong Kong có khung giờ làm việc khác nhau. Kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí y khoa Anaesthesia cho thấy những người bị gọi lúc nửa đêm có nguy cơ bị tổn thương ADN cao hơn những người ngủ đủ giấc vào ban đêm khả năng tự sửa chữa gen của cơ thể, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến gen như ung thư.
- Giảm khả năng thụ thai
Đối với phụ nữ, mất ngủ làm rối loạn kinh nguyệt, ảnh hưởng tới chu kỳ rụng trứng. Sự gián đoạn này khiến chu kỳ kinh không đều, có thể dẫn đến vô sinh. Ngoài ra, việc không ngủ đủ giấc cũng làm giảm lượng testosterone ở nam giới. Xét về khả năng thụ tinh, thiếu ngủ cũng dẫn đến số lượng tinh trùng bị suy giảm, giảm chất lượng thụ tinh.
Trong suốt quá trình ngủ, cơ thể sẽ đào thải những chất độc tích tụ lâu ngày từ các bộ phận. Vì vậy, việc tỉnh giấc đột ngột hay không thể ngủ sâu sẽ ngăn chặn quá trình đó diễn ra, dẫn đến cơ thể không có thời gian loại bỏ chất độc, thời gian dài sẽ dẫn đến những căn bệnh nguy hiểm. Hãy chia sẻ thông tin hữu ích này đến với gia đình, bạn bè và người thân bạn nhé!
Ảnh: Tổng hợp
CÁCH ĐIỀU TRỊ MẤT NGỦ NHANH CHÓNG MÀ KHÔNG CẦN PHẢI MỎI MIỆNG "ĐẾM CỪU"
Thiếu ngủ dẫn đến nhiều hệ lụy nguy hiểm. Không chỉ khiến nhan sắc ngày càng xuống dốc, mất ngủ còn làm cơ thể suy kiệt, dẫn đến những căn bệnh chết người.
Làm sao để điều trị căn bệnh này là câu hỏi mà nhiều người quan tâm. Điều đầu tiên cần phải thực hiện chính là đến các trung tâm y tế uy tín, gặp các bác sĩ chuyên khoa để có một phương pháp điều trị phù hợp. Ngoài ra, bạn cũng có thể thực hiện kết hợp thêm một số phương pháp tại nhà đơn giản dưới đây để cải thiện tình trạng mất ngủ.
Xem thêm thông tin TẠI ĐÂY !