Cũng đã gần 5 năm trôi qua, câu chuyện về tình yêu thương bao la của người mẹ nuôi dành cho cậu con trai tàn tật “nhặt” ở bìa rừng về vẫn khiến người nghe nghẹn ngào xúc động.
Sự sống mong manh của cậu bé tàn tật
Cậu bé ấy tên là Phạm Văn Hảo, quê ở huyện Đại Từ, Thái Nguyên. Mồ côi mẹ từ khi 9 tuổi, hoàn cảnh gia đình khó khăn, bố lại thường xuyên đau ốm nên Hảo đã sớm phải nghỉ học đi làm thuê kiếm thêm đồng tiền bát gạo.

Năm 18 tuổi, khi đang làm thuê ở một mỏ đá gần nhà, Hảo bị đá đè vào người làm gãy cột sống và đứt tủy sống và bị liệt nửa người phía dưới. Hai tháng sau tai nạn, khi cậu vẫn còn đang phải giành giật giữa sự sống và cái chết thì bố qua đời, Hảo bơ vơ một mình với những vết thương cả thể xác lẫn tâm hồn.
Kể từ đó, Hảo nằm thoi thóp một mình giữa túp lều tranh nơi bìa rừng với cơ thể lở loét, khắp nơi là đống chất thải và dịch mủ chảy ra cùng mùi hôi khó chịu khiến giòi, nhặng bò lổm ngổm khắp nơi.
Sự sống của Hảo gần như đã chẳng còn ý nghĩa bởi lúc đó, em chỉ có thể nhận biết ngày, đêm qua ánh sáng từ chiếc cửa sổ cạnh giường nằm. Em sống bằng những bát cơm thừa mà hàng xóm mang qua, cứ thế suốt 5 năm trời…. Những tưởng Hảo sẽ trút hơi thở cuối nơi bìa rừng, nhưng một ngày định mệnh đã mang “mẹ Thương” đến cho em.

>> Bạn đã đọc chưa: Ông cụ kỉ niệm 57 năm ngày cưới cùng vợ tại bệnh viện gây xúc
Đôi vợ chồng nông dân giàu lòng nhân ái
Người phụ nữ ấy tên là Đinh Thị Thương, 60 tuổi, ở thị trấn Hùng Sơn, huyện Đại Từ, Thái Nguyên, cùng chồng là ông chồng Nguyễn Hồng Phấn (63 tuổi). Vào một ngày cuối năm 2010, bà Thương đã cùng một số giáo dân Giáo xứ Đại Từ đến thăm Hảo. Nhìn cảnh ngộ của em, bà Thương đã khóc và không ngần ngại lau chùi những vết thương nhầy nhụa dịch và phần da thịt bị hoại tử cho em.
Trở về nhà, khi hình ảnh Hảo cứ ám ảnh trong đầu bà mãi không thôi nên thỉnh thoảng bà lại mang thức ăn sang cho Hảo. Cuối cùng, năm 2015 bà đã đề nghị Cha xứ cho mang Hảo về nhà để tiện chăm sóc.

Về phần bà Thương, bà cũng có 5 người con, đứa lớn bị động kinh từ khi 6 tháng tuổi, nên bao nhiêu tiền bạc ông bà lại đổ vào chữa bệnh cho con. Khi quyết định cưu mang Hảo, gia đình bà cũng chẳng có gì ngoài căn nhà mái bằng ông bà tự xây cất. Hảo đã trải qua hơn 10 ca phẫu thuật lớn. Mỗi lần như vậy, bà Thương lại giắt lưng 50-70 triệu lên thành phố cùng con. Không ít lần bà vay mượn, thế chấp sổ đỏ
. Tổng số tiền chạy chữa cho con tính ra cũng ngót nghét nửa tỷ đồng. Tuy ông bà là chủ của đồi chè rộng gần một hecta, nhưng vẫn phải đi làm thuê nhổ cỏ, gieo mạ, gặt lúa cho người trong làng để kiếm thêm thu nhập.Thế nhưng, gia đình của người nông dân ấy vẫn khiế
n người ta phải ngưỡng mộ bởi tình yêu thương vô bờ bến, thứ hạnh phúc mà không phải ai cũng dễ dàng có được. Đó cũng chính là “tài sản” lớn nhất mà vợ chồng bà Thương có được, giúp cả nhà có thêm sức mạnh vượt qua những ngày tháng vất vả.>> Bạn có biết: 7 câu chuyện về tình cảm gia đình cảm động lấy nước mắt

Một năm 9 tháng ở bệnh viện và những kỳ tích
Người mẹ ấy vẫn còn nhớ như in ngày mới đưa Hảo về, tình trạng sức khỏe của em rất yếu khi nhữngvết hoại tử lan rộng, nhiễm trùng. Cậu sốt liên miên, hơi thở rất yếu và gần như chẳng thể cảm nhận được điều gì. Tình trạng của em khiến các bác sĩ cũng phải lắc đầu.
Thế nhưng, vì tình thương vô bờ bến, bà Thương đã quyết tâm đưa con về Hà Nội chạy chữa với suy nghĩ “còn nước còn tát”. Với tổng cộng 7 lần vào bệnh viện, hết Viện 108 lại sang Bệnh viện Bạch Mai, lần nào cũng trên 1 tháng trời, hai vợ chồng bà Thương gần như ngã gụy khi chẳng có lấy một giấc ngủ trọn vẹn.
>> Cùng đón đọc: Cảm động những trường hợp bà mẹ mang thai và trẻ em

Với số tiền tích góp trong suốt quá trình làm lụng vất vả và vay mượn, ông bà đã dành tất cả để chạy chữa cho đứa con trai nuôi. Cậu ấy cũng mạnh mẽ lắm, có những lần phẫu thuật “thập tử nhất sinh”, Hảo vẫn kiên cường chiến đấu để không phụ sự kì vọng của bố mẹ.
Nhìn con đau đớn, mệt mỏi có bố mẹ nào không xót xa. Lúc ấy, trong đầu bà Thương chỉ có suy nghĩ duy nhất là bằng mọi giá quyết tâm phải cố gắng hết sức chạy chữa cho con. Và rồi, những cố gắng của bà đã được ông trời thấu tỏ, trả lại sự sống cho Hảo.
Sau hàng chục lần tới bệnh viện, các bác sĩ đã quyết định cắt bỏ toàn bộ đôi chân đã hoại tử của Hảo để lấy lại sự sống. Trải qua biết bao đau đớn và khó nhọc, bằng ý chí kiên định của mình và tình yêu thương của bố mẹ nuôi, giờ đây, Hảo đã có thể tự đi lại bằng xe lăn mà không cần đến người bế.
Khi chú chó trở thành đôi chân cho người đàn ông tàn tật, một hình ảnh lấy đi nhiều nước mắt của bạn
Chàng thanh niên 30 tuổi nay đã có thể tự tạo ra thu nhập cho bản thân bằng số que tre của một người cùng cảnh ngộ gửi cho, thậm chí còn tự học nghề làm đồ da. Ngồi trên chiếc xe lăn, gương mặt điển trai luôn nở nụ cười hiền lành trên môi Hảo. Nhìn cậu như vậy, có ai biết được cậu đã phải trải qua những đau đớn về thể xác và tâm hồn xót xa đến nhường nào.


Với Hảo, niềm hạnh phúc lớn nhất chính là có một mái ấm gia đình, nơi cậu được gọi hai tiếng “bố, mẹ” thân thương. Người mẹ nuôi đã vì em mà làm tất cả, cuộc sống này em phải trân trọng, sống vui tươi hết phần đời còn lại để không phụ công lao người đã “sinh ra” em lần nữa, Hảo nhé!
>> Xem thêm:
- Khoảnh khắc xúc động của em bé 2 tuổi lần đầu được nhìn thấy mẹ
- Rơi nước mắt với hình ảnh em bé không tay không chân cố trườn xuống bậc thang
- Sự thật xúc động đằng sau bức ảnh được lan truyền trên mạng xã hội
Nguồn: Tổng hợp
"Chỉ cần mẹ cười là con vui" Chỉ mới 8 tuổi, nhưng ngày nào cậu bé cũng phải đạp xe 20 km để nhặt ve chai từ 5h chiều đến 3h sáng. Ở cái tuổi của em, lẽ ra sẽ được cha mẹ yêu thương đùm bọc, nhưng em thì lại không được may mắn như vậy... Khi em chia sẻ hoàn cảnh của mình thì càng làm cho mọi người xúc động và yêu qúy em hơn. Cha mất sớm mẹ thì ốm đau liên miên, trước thì 2 mẹ con thường đi nhặt ve chai cùng nhau nhưng mẹ em mới bị tai nạn nên hơn 1 tháng nay em thường phải đi một mình. Những ai lần đầu tiếp xúc với em đều dễ dàng nhận thấy em rất nhanh nhẹn và hoạt bát, em cũng rất lễ phép và dễ thương. Điều đặc biệt là tuy còn nhỏ, nhưng em đã rất ý thức, mặc dù đường về khuya vắng vẻ nhưng cũng không vì thế mà em coi thường luật giao thông. Nhiều người có ấn tượng tốt với em từ ngay những hành động nhỏ nhặt như thế này. >> Xem thông tin chi tiết TẠI ĐÂY! |