Hiện tượng răng bị ê buốt không quá ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, đa phần chỉ xảy ra khi ta ăn đồ lạnh, nhưng nó sẽ khiến bạn khó chịu, bứt rứt và có nguy cơ mắc phải những bệnh về răng miệng như viêm nướu, viêm chân răng... Do đó, hãy điểm qua những cách giảm bớt tình trạng răng bị ê buốt ngay bây giờ để tự mình khắc phục luôn từ sớm nhé!
1. Lựa chọn bàn chải phù hợp với tình trạng răng của mình
Vấn đề bàn chải sử dụng cũng là điều mà bạn cần lưu tâm, do nếu sử dụng một chiếc bàn chải cứng thì men răng sẽ dần bị bào mòn nhanh, từ đó khiến cơn đau buốt xuất hiện nhiều hơn. Do vậy, bạn nên chọn những loại bàn chải mềm, đánh răng tối đa trong 2 phút để ngăn ngừa vi khuẩn còn sót lại, bám vào trong các kẽ răng.
– Một bàn chải phải đáp ứng hai nhu cầu sau: Đầu bàn chải không dài quá 2cm, lông bàn chải bạn nên chọn loại mềm trung bình( medium- soft) sẽ không làm tổn thương nướu và men răng, đầu lông bàn chải nên chọn loại tròn không nên chọn loại lông nhọn.
– Bàn chải điện được các chuyên gia đánh giá là tốt trong việc loại bỏ các mảng bám hiệu quả hơn so với các loại bàn chải thông thường, thao tác chải răng nhẹ nhàng không làm tổn thương men răng và nướu.
>> Xem thêm: Rước cả ổ vi khuẩn vào người vì thói quen dùng bản chải sai lầm

2. Dùng kem đánh răng dành riêng cho răng nhạy cảm
Một nghiên cứu về răng miệng tại TP.HCM năm 2010 cho thấy 48% thanh niên trẻ 19-23 tuổi tại TP.HCM bị tình trạng quá cảm ngà. Theo thống kê của tổ chức Nha khoa Thế giới, hơn 50% dân số thế giới có biểu hiện răng nhạy cảm, độ tuổi trung bình là 20-40 tuổi. Điều đó cho thấy, quá cảm ngà hay ê buốt răng không phải là vấn đề của riêng người lớn tuổi. .
Nếu bạn từng có thói quen ngậm đá, nhai đá hay ăn đồ nóng đột ngột, thậm chí do thay đổi thời tiết thì nó cũng có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng ê buốt răng. Người gặp phải tình trạng này nên chú ý tìm mua những sản phẩm kem đánh răng chuyên dụng để hạn chế được cơn đau nhức thường xuyên.
Theo nghiên cứu lâm sàng, kem đánh răng chứa kali nitrat có thể làm giảm sự nhạy cảm có liên quan đến các phương pháp tẩy trắng răng chuyên nghiệp. Cũng trong những nghiên cứu này, khi so với những đối tượng thường xuyên sử dụng kem đánh răng có chứa fluoride thì các đối tượng sử dụng kem đánh răng chứa kali nitrat hai tuần trước, trong và sau quá trình trị liệu làm trắng răng ít bị nhạy cảm hơn.
>> Xem thêm: 16 Công dụng không ngờ của kem đánh răng bạn gái cần biết

3. Tập đánh răng đúng cách
Trước tiên, bạn nên giữ thói quen đánh răng ít nhất 2 lần/ngày, chải thật đều đặn và nhẹ nhàng theo chiều dọc. Chải kỹ khu vực tập trung mảng bám, thường nằm ở viền nướu, giữa các răng, hàm trên hay mặt nhai của các hàm, mặt ngoài và mặt sau của răng cửa hàm dưới. Điều quan trọng nhất là việc chải răng ê buốt phải nhẹ nhàng hơn đối với răng thường để hạn chế làm mài mòn răng.
Chải răng đúng phương pháp: nghiêng bàn chải một góc 45 độ, đánh răng di chuyển từ trên xuống dưới, từ trái qua phải, không nên đánh quá mạnh hay đánh theo chiều ngang để tránh làm mòn men răng và tổn thương nướu răng.
>> Xem thêm: Tưởng đơn giản, không biết quy tắc chải răng thì dù có đánh kỹ mấy cũng bằng 0 thôi!

4. Tránh nghiến răng
Việc nghiến răng nhiều dễ khiến các hàm cọ xát mạnh vào nhau. Trong khi đó, những ai có hàm răng nhạy cảm thì men răng thường rất yếu nên việc nghiến răng sẽ làm men răng bị tổn thương theo thời gian. Do vậy, nếu có thói quen này thì bạn nên dùng miếng bảo vệ răng khi ngủ hoặc thay đổi tư thế ngủ. Còn ban ngày, nếu thấy mình vô thức nghiến răng bất chợt thì nên thả lỏng tinh thần, thư giãn cơ thể và tự nhắc bản thân không nên mắc phải sai lầm ấy thêm nữa.

5. Áp dụng những mẹo dân gian
- Dùng nước muối: Đây là cách đầu tiên và đơn giản nhất để giảm ê buốt răng. Pha nước muối tại nhà với nồng độ thấp hoặc mua nước muối pha sẵn tại các nhà thuốc đều được. Đừng pha muối quá nhiều bạn sẽ cảm thấy rát và ê buốt nhiều hơn mà thôi.
- Baking Soda: Răng ê buốt, nhạy cảm là do răng bị hỏng. Việc súc miệng bằng baking soda sẽ là tăng độ cân bằng PH và làm giảm thiểu tình trạng răng nhạy cảm.
- Trà bạc hà: Sử dụng trà bạc hà là một bài thuốc chữa ê buốt răng tại gia cực kỳ hiệu nghiệm. Bạn có thể dùng trà bạc hà để ngậm và súc miệng. Nhờ tác dụng gây tê tại chỗ, thức uống này sẽ làm dịu cơn đau do răng ê buốt gây ra.
- Dầu đinh hương/dầu vừng: Đây là 2 loại thảo dược kháng nấm và kháng khuẩn tự nhiên. Đặc biệt về chữa răng nhạy cảm, tinh dầu đinh hương có thể mang lại điều kỳ diệu. Cách dùng, dùng tăm bông chấm một ít dầu đinh hương rồi thoa đều lên vùng răng bị ê buốt để khoảng sau 2-3 phút bạn sẽ thấy hiệu quả.
>> Xem thêm: Ngại cười vì răng xỉn màu, đây là những cách giúp răng trắng sáng thấy rõ

Bên cạnh việc chữa trị sau khi đã gặp tình trạng ê buốt, các bạn nên tập thói quen “phòng bệnh hơn chữa bệnh, hạn chế ăn các loại đồ uống có ga hay những loại trái cây chứa nhiều axit như cam, chanh, quýt... đều có thể làm men răng của bạn bị tổn thương nặng hơn. Ngoài ra, các loại đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh cũng có thể khiến tình trạng ê buốt răng thêm trầm trọng. Do đó, bạn hãy chú ý tránh tiêu thụ những loại thực phẩm này và chuyển sang ăn những món mềm, dễ nhai, chứa nhiều canxi cũng như vitamin cho đến khi hết bị ê buốt
Ảnh: pinterest/healthy
Bao lâu nên thay bàn chải mới? Tiến sĩ Curatola thuộc khoa nha Rejuvenation (Mỹ) cho biết, vi khuẩn trên bàn chải đánh răng còn nhiều hơn bệ ngồi toilet. Nghiên cứu khác từ Đại học Quinnipiac (Mỹ) cũng phát hiện, 60% bàn chải chứa cùng loại vi khuẩn trong toilet. Đặc biệt, vi khuẩn bồn cầu có khả năng nhảy xa 3m. Nếu phòng tắm có diện tích nhỏ hơn 3m2, bàn chải không tránh khỏi sự tấn công của chúng. Trong điều kiện ẩm ướt ở nhà vệ sinh, vi khuẩn nhanh chóng sinh sôi và trở lại cơ thể trong những lần đánh răng tiếp theo. Theo nghiên cứu của Biotech (Hàn Quốc), sau 3 tháng, bàn chải đánh răng trở thành ổ chứa của 4 triệu vi khuẩn, bao gồm cả con E-coli trong phân người. Mỗi lần giật xả bồn cầu, những phân tử nước li ti không nhìn thấy sẽ bắn ra ngoài, mang theo vi khuẩn cơ thể vừa thải ra, bám vào lông bàn chải ở gần đó. Việc rửa bàn chải bằng nước và kem đánh răng không loại bỏ được vi khuẩn. Vì vậy, Hiệp hội Nha khoa Mỹ (ADA) khuyên thay bàn chải mỗi 3 tháng hoặc sau đợt cúm, nhằm đảm bảo sức khỏe răng miệng cho cả nhà. ![]() |