Những người tinh tế thường liệt kê ra danh sách những dấu hiệu “lật tẩy” việc nói dối như: bồn chồn, lo lắng, nói luyên thuyên, khẩn trương... Nhà tâm lý học Charles Bond, người hiện đang nghiên cứu về các mánh khóe lừa gạt đã chỉ ra rằng công thức chung mà những người nói dối thường làm là:
Nếu chúng ta có nhiều lý do để tin điều đó là thật thì nó sẽ bớt bối rối hơn, hay hiểu đơn giản là đến chính người nói dối cũng tin điều mình nói là thật, có như vậy mới đánh lừa được người khác.
Cho nên, để đưa ra một đánh giá về lòng trung thực của một người không phải là qua nhận biết những bộc lộ mang tính rập khuôn như: sự bồn chồn hay ánh mắt lảng tránh. Mà còn hơn cả thế, chúng ta đánh giá qua các kênh giao tiếp khác cũng quan trọng không kém như: nét mặt, cử chỉ, chuyển động, âm lượng hay lời nói, để xem chúng kết hợp với nhau như thế nào.
Hành động và lời nói thường không khớp với nhau
Khi chúng ta che giấu sự thật, thì hành vi không lời và có lời của ta bắt đầu đi chệch hướng. Nét mặt không khớp với lời ta nói. Cử chỉ không đồng nhất với giọng nói thường ngày của ta. Chúng không còn hoạt động đồng điệu, ăn khớp như một chiếc bánh răn với nhau nữa mà thay vào đó là chia nhỏ thành những hành động rời rạc.

Khi người ta nói dối, họ thường tung hứng câu chuyện của mình
Niềm tin và cảm xúc đang mâu thuẫn với nhau và với chính kẻ nói dối. Việc kiểm soát loại mâu thuẫn này, dù cố ý hay vô thức, theo phương diện tâm lý hay thể chất cũng đều khiến người ta như lạc lối. Trừ khi cực kỳ lão luyện, nếu không kẻ nói dối thường có sự thiếu nhất quán trong câu chuyện của mình. Họ mở bài bằng câu chuyện A nhưng không kết thúc bằng AA mà là một chuyện B khác không hề liên quan. Khi họ cố gắng tạo dựng nên một hình ảnh đáng tin cậy của bản thân, thế nhưng họ lại không hoàn thành hết 1 câu chuyện trọn vẹn.
Đôi khi, họ cố ý kể một câu chuyện chuyện hơi lang man nhằm che đậy một câu chuyện khác và như thể là chưa đủ phức tạp, hầu hết những kẻ nói dối sẽ trải qua cảm giác tội lỗi khi làm điều này, thứ cảm giác mà bản thân họ cố lấp liếm thêm một lần nữa để che giấu.
Nói dối và vô ý để lộ sự thật thường đi kèm với nhau. Nghe có vẻ nực cười, nhưng thực tế thì đúng là như vậy, nhà tâm lý học và đồng thời là chuyên gia nghiên cứu sự lừa lọc Leanne ten Brinke giải thích: "Những kẻ dối trá phải duy trì trò lừa gạt của mình bằng những biểu hiện cảm xúc giả tạo phù hợp với lời nói dối và nén lại việc để lộ cảm xúc thật của họ. Ví dụ, một nhân viên nếu nói dối sẽ phải thể hiện sự buồn đau một cách thuyết phục khi anh ta giải thích với sếp rằng anh ta muốn xin nghỉ để dự đám tang của bà dì ở mãi ngoài thị trấn, đồng thời nén lại sự háo hức về kế hoạch đi nghỉ mát với bạn bè".

Trong cuốn sách của chuyên gia cảm xúc Paul Ekman, ông chỉ ra rằng: "Lời nói dối chắc chắn sẽ bị lộ và một người có thể học được cách phát hiện những dấu hiệu làm lộ này bằng cách quan sát nét mặt và các hành động không lời khác. Chúng ta nên đặc biệt chú trọng tìm kiếm sự không tương đồng giữa lời nói và hành động của họ".
Sự hối tiếc giả tạo, mặt khác lại đến một cách khá hỗn loạn: con người bộc lộ những mâu thuẫn cảm xúc rõ ràng hơn và sự ngập ngừng cũng kém tự nhiên hơn. Các nhà khoa học gọi đó là “bất an cảm xúc” (emotionally turbulent).
Khi chúng ta cố gắng tìm kiếm dấu hiệu của lừa gạt, ta để ý quá nhiều vào lời nói thay vì cử chỉ và hành động. Tương tự, đó cũng là cách mà chúng ta thể hiện mình: ta quá quan trọng hóa vào ngôn từ ta nói mà mất đi ý thức việc cơ thể ta đang làm gì, điều này thường khiến ta trở nên bối rối. Khi chúng ta ngừng cố gắng kiểm soát những chi tiết nhỏ nhặt ấy, tất cả rồi sẽ trở nên đồng điệu.

Tin tưởng vào trực giác của bạn
Đôi khi nhiều người rất giỏi nói dối và họ không có bất kỳ sơ hở nào cả. Do đó nếu thấy linh tính mách bảo họ đang nói dối, thì đó có thể là một dấu hiệu để bạn có cơ sở tiếp tục tìm hiểu và nói chuyện trực tiếp với họ.
Theo chuyên gia giao tiếp Leslie Shore: "Ngay cả khi bạn không thể chỉ ra sự lệch pha trong lời nói và hành động của một người, thì cũng đừng bỏ qua những điều mà linh tính mách bảo, vì kiểu gì nó cũng dựa trên một thực tế nào đó".
Thực tế, chúng ta có thể bị lừa làm cho mất tự tin hay thể hiện kém hiệu quả trước mặt người khác thông qua sự xuất hiện của một lỗi không đồng nhất, điều này đã được các nhà nghiên cứu kiểm chứng. Sự hiện hữu cũng bộc lộ như một sự đồng nhất cộng hưởng. Khi chúng ta không tin vào câu chuyện của mình, tức là ta đang lừa dối chính chúng ta và cả những người khác. Và việc tự lừa gạt này hóa ra lại có thể quan sát thấy được khi sự tự tin của ta giảm sút và các hành động trở nên bất đồng với lời nói.