01/19/2019 23:40

Lạ kì cô gái mắc chứng bệnh chẳng giống ai khi nhìn đâu cũng thấy người khác không mặc đồ

Thanh Xuân - Theo thethaovanhoa.vn Thanh Xuân

Cô gái xinh đẹp này không may mắc phải hội chứng kỳ lạ, khiến cô nhìn bất cứ thứ gì cũng biến thành hình ảnh khiêu gợi. Chứng bệnh ám ảnh đến mức khiến cô gái trẻ có suy nghĩ tiêu cực vì cảm giác tội lỗi đeo bám suốt ngày đêm.

Rose Bretécher, một cô gái xinh đẹp sống tại London, Anh Quốc. Thoạt nhìn thì trông Rose cũng bình thường như bao cô gái khác, vậy nhưng ẩn sâu bên trong là những đợt đấu tranh tư tưởng để chống lại những suy nghĩ “khơi gợi tình ái” của mình.

Mọi chuyện bắt đầu khi Rose được 15 tuổi, trong một lần cùng gia đình ra ngoài ăn tối, Rose đã rất bối rối khi chợt thấy hình ảnh cậu bé trần truồng hiện lên trong suy nghĩ. Cô cố tìm mọi cách để xua đuổi hình ảnh đó đi và lo sợ rằng mình giống như một kẻ xàm xí vậy.

Cô gái khổ sở vì nhìn đâu cũng thấy người khác không mặc đồ
Thoạt nhìn thì trông Rose cũng bình thường như bao cô gái khác. Ảnh: eva
Cô gái khổ sở vì nhìn đâu cũng thấy người khác không mặc đồ
Vậy nhưng ẩn sâu bên trong là những đợt đấu tranh tư tưởng để chống lại những suy nghĩ kỳ quặc của mình. Ảnh: eva

Kể từ lần đó, những hình ảnh khiêu gợi hoặc liên quan tới "chuyện yêu" liên tục xuất hiện ngày càng nhiều. Hằng ngày hằng giờ phải đối mặt với những hình ảnh về tình ái khiến cuộc sống của cô gái trẻ trở thành cơn ác mộng. Lúc đi học, cô nhìn thấy hiệu trưởng và các bạn học khỏa thân, khi di chuyển trên đường phố cũng vậy.

Rose luôn phải ép buộc não bộ suy nghĩ về những điều khác nhằm có thể loại bỏ những hình ảnh đó ra khỏi đầu. Chưa dừng lại ở đó, cô còn nhìn mọi vật từ bức tường, vách đá, ngòi bút, quyển sách… thành hình ảnh của những thứ trông như “cô bé”, “cậu bé”. Tình trạng nghiêm trọng đến mức khiến Rose nghi ngờ giới tính thật của mình và thậm chí có ý định tự tử.

May mắn là sau khi tìm đến sự giúp đỡ của bác sĩ tâm lý, Rose được biết bản thân mắc bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế. Thông qua phương pháp điều trị có tên “tiếp xúc và phòng ngừa phản ứng” (ERP), bệnh tình của Rose đã có dấu hiệu thuyên giảm.

Những hình ảnh liên quan đến chuyện yêu không còn đeo bám cô gái trẻ, Rose cũng đã có bạn trai và sống cuộc sống bình thường như những cô gái khác. Nhằm chia sẻ và cổ vũ những trường hợp mắc bệnh giống như mình, Rose đã viết một cuốn sách kể về hành trình đầy khó khăn để chiến đấu với căn bệnh kỳ lạ.

Vậy rối loạn ám ảnh cưỡng chế là gì?

Là chứng bệnh có tên tiếng Anh là Obsessive Compulsive Disorder – OCD, được xem là một loại bệnh tâm thần. Bệnh nhân sẽ có những suy nghĩ mang tính ám ảnh dẫn đến những hành vi cưỡng chế lặp đi lặp lại. Một số người có thể cùng lúc vừa bị sự ám ảnh vừa bị sự cưỡng chế.

Những suy nghĩ và hành vi cưỡng chế thường vượt ngoài sự kiểm soát của họ. Mặc dù họ không muốn suy nghĩ hoặc làm như vậy nhưng lại không có cách gì để dừng lại được.

Dấu hiệu của Rối loạn ám ảnh cưỡng chế

Cô gái khổ sở vì nhìn đâu cũng thấy người khác không mặc đồ
Ảnh: wikihow

Trong suy nghĩ:

  • Sợ bị bẩn, sợ vi trùng.
  • Lo sợ bị tổn thương hoặc những người khác đang bị tổn thương.
  • Luôn muốn mọi thứ phải được sắp xếp ngăn nắp và chính xác.
  • Tin rằng màu sắc có màu tốt và cũng có màu xấu xa.
  • Luôn nghi ngờ về bất cứ điều gì đó mặc dù điều đó không có thật hoặc không tìm ra được bằng chứng (chẳng hạn như nghi ngờ người khác phản bội mình).

Trong hành động, thói quen:

  • Nhạy cảm với những biểu hiện như nháy mắt, hít thở hoặc những cảm giác cơ thể khác.
  • Rửa tay liên tục.
  • Thực hiện một hành động nào đó theo đúng một thứ tự, thời gian, địa điểm cùng số lần nhất định mà người bệnh cảm thấy ổn. Chẳng hạn như kiểm tra liên tục xem cánh cửa đa khóa chưa, đèn đã tắt chưa…
  • Luôn tìm thứ gì đó để đếm, đếm bậc thang, đếm bước chân, đếm chai lọ…
  • Sợ chạm vào tay nắm cửa, sợ bắt tay người khác và sợ vào nhà vệ sinh công cộng.

Cho đến nay vẫn chưa có thuốc đặc trị căn bệnh này. Tất cả những gì có thể làm là thực hiện các liệu pháp tâm lý làm giảm thiểu mức độ nghiêm trọng của bệnh. Từ đó dần dần giúp bệnh nhân trở lại với cuộc sống bình thường. Bên cạnh đó, cũng tùy thuộc vào cơ địa, môi trường sống như thế nào hoặc bệnh nhân có thể gặp một cú sốc nào đó có thể gây cản trở và khiến quá trình điều trị có hiệu quả hoặc không.

Bài viết liên quan

Video có thể bạn quan tâm
Giải mã tâm lý 4: Rối loạn ám ảnh cưỡng chế OCD
Scroll to top