- Nước đá bây giờ hết sức quen thuộc với chúng ta, tự làm cũng dễ mà ra ngoài mua cũng chẳng khó.
- Ấy vậy mà ngày xưa, tại Ấn Độ, nước đá được xếp vào hàng hiếm, chỉ dành cho giới thượng lưu mà thôi.
- Nắm bắt được sự khan hiếm này, một người đàn ông Ấn Độ đã kinh doanh nước đá và phát đạt nhanh chóng.
- Cùng xem người này đã "ra tay" thế nào nhé.
Từng là cơn sốt trên thị trường Ấn Độ vào thế kỷ 19, nước đá được xem là một trong những loại hàng kinh doanh độc đáo nhất lúc này. Khi mà tủ lạnh chưa được ứng dụng rộng rãi và việc vận chuyển và bảo quản đá lạnh là cực kỳ khó khăn.
Ý tưởng điên rồ của chàng trai 22 tuổi mở ra lĩnh vực kinh doanh hoàn toàn mới

Năm 1805, trong một lần đi du lịch thì chàng trai Frederic Tudor (22 tuổi, người Mỹ) đã nảy ra ý tưởng đầy táo bạo. Nhận thấy người dân tại nhiều nước có khí hậu nóng như Ấn Độ lại chưa bao giờ được sử dụng, thậm chí chưa từng nhìn thấy nước đá, Tudor đã quyết tâm thực hiện chuyến hàng đầu tiên trên một con thuyền cùng vài người công nhân và mặc kệ mọi lời chế nhạo từ người quen.

Là người đầu tiên làm việc mà chưa ai từng làm thì đương nhiên sẽ phải gặp rất nhiều khó khăn. Frederic Tudor cũng không phải là ngoại lệ khi trong chuyến hàng đầu tiên này, nước đá vì không được bảo quản đúng cách đã tan chảy hết ngay lúc vừa cập bến. Không nản chí, chàng trai trẻ vẫn quyết định thực hiện chuyến hàng tiếp theo, đồng thời phát hiện những quán bar chính là địa điểm quảng bá và tiêu thụ tuyệt vời. Tudor đã áp dụng cách tiếp thị cơ bản nhất khi miễn phí những lần thử đồ uống có nước đá. Dần dần, các vị khách tỏ ra thích thú và nghiện luôn cách thưởng thức mới này lúc nào chẳng hay.
Việc kinh doanh của Tudor trở nên phát đạt khi anh mở rộng việc kinh doanh sang Ấn Độ. Người Anh ở Ấn vô cùng ưa chuộng sản phẩm này bởi nó giúp họ chống chọi lại với thời tiết nóng bức tại Calcutta và Bombay. Đồng thời người dân ở đây nhận thấy nếu để rau củ trong đá lạnh sẽ giúp chúng tươi lâu hơn cũng là lý do khiến nước đá càng “hot” hơn bao giờ hết.
Với mức giá khoảng 1,6 bảng/1kg nước đá (tương đương 50.000 đồng) nên dù rất được yêu thích nhưng không phải ai cũng đủ điều kiện để sở hữu nước đá. Vậy mà hàng ngàn tấn nước đá vẫn được xuất sang Ấn Độ và từ năm 1833 tới 1850, Tudor đã bỏ túi khoảng 4,7 triệu USD lợi nhuận chỉ từ việc kinh doanh nước đá.
Quá trình khai thác, bảo quản và vận chuyển nước đá



Hẳn sẽ không ít người tò mò liệu Tudor lấy nước đá từ đâu? Câu trả lời là những hồ nước tại các vùng không khí lạnh chính là nguồn cung nước đá chính trong thời kỳ này. Công nhân sẽ tìm đến khu vực ao hồ bị đóng băng, dùng công cụ chuyên dụng để xẻ từng khối băng lớn sau đó chuyển chúng về ngôi nhà băng gần đó. Tiếp theo, chúng sẽ được bảo quản trong hộp kín có lót một lớp mùn cưa để cách nhiệt trước khi tải lên tàu và rồi đến Ấn Độ.
Để việc giữ các khối đá lâu tan hơn, những nhà kho lạnh bằng băng được xây dựng ngay tại đất Ấn để phục vụ ngành kinh doanh đặc biệt này.
Không quá khó khăn như việc bảo quản, quá trình vận chuyển băng từ Mỹ đến Ấn lại khá dễ dàng bởi những con tàu chở hàng sang Mỹ thường về rỗng không và Tudor đã tận dụng điều này. Nhờ vậy mà anh chàng chỉ việc bỏ ra một khoản tiền rất nhỏ để chuyển nước đá đến Ấn Độ.
Xem thêm: 8 ảnh hưởng chủ yếu của nước đá đối với cơ thể người
Thế nhưng khi chứng kiến sự phát tài của Tudor thì rất nhiều nhà kinh doanh khác cũng bắt chước theo, các cơ sở bán nước đá từ nhiều thương hiệu mọc lên như nấm. Kéo theo đó là giá thành nước đá ngày một giảm dần cho đến khi tủ lạnh ra đời và được sử dụng rộng rãi thì ngành kinh doanh nước đá cũng bị khai tử từ đây.
Chỉ cần chịu khó quan sát và nắm bắt kịp thời cơ thì quả thật là "làm giàu không khó" phải không các bạn?
Ảnh: Internet