Mâm ngũ quả là một phần không thể thiếu trong những ngày tết cổ truyền của người Việt Nam. Mâm ngũ quả thường được bày để cúng tổ tiên, tri ân cội nguồn. Bên cạnh đó, nó cũng thể hiện được ước muốn có một năm mới ấm no và đầy đủ hơn. Tuy nhiên, 3 sai lầm thường gặp khi bày mâm ngũ quả này không những khiến mất đi ý nghĩa của nó mà còn làm cho một phần Tết không được trọn vẹn.
Không hiểu ý nghĩa quả

Thông thường, mâm ngũ quả được chưng với 5 màu đen đỏ xanh trắng vàng tương đương với màu ngũ hành. Và trên mâm không thể thiếu nải chuối nhất là nải chuối còn xanh tượng trưng cho hành Mộc. Bên cạnh đó, nải chuối khi được đặt trên mâm ngũ quả cũng được mọi người cho rằng là bàn tay bao bọc che chở, thể hiện sự sung túc, đùm bọc. Với hành Thổ, người ta thường chưng quả bưởi màu vàng ở giữa nải chuối. Tương tự với các hành còn lại là dưa hấu cho hành Hỏa, quả đào, quả roi cho hành Kim và mận, hồng xiêm cho hành Thủy.
Tuy nhiên, ở miền Trung và Nam quan niệm về mâm ngũ quả có hơi khác một chút. Đa phần họ không chưng theo ngũ hành mà quan tâm tới ý nghĩa hơn. Do đó, họ thường chưng mỗi loại quả theo một ý nghĩa riêng. Thông thường một mâm ngũ quả của người Trung và Nam phải đáp ứng được yếu tố “Cầu-sung-vừa-đủ-xài” tương đương với các loại quả là mãng cầu, sung, dừa, đu đủ và xoài. Nhưng nhìn chung, mâm ngũ quả đều có ý nghĩa là cầu cho cuộc sống no đủ, bình an và phát đạt.
Rửa quả sạch sẽ trước khi bày lên mâm

Người Việt thường có thói quen rửa sạch sẽ quả trước khi bày lên mâm để trông đẹp mắt hơn. Tuy nhiên, việc này hoàn toàn là sai lầm bởi quả sẽ sớm bị héo hoặc thối ở những chỗ đọng nước. Vì vậy, việc chưng quả sẽ không được lâu. Để tránh tình trạng này, hoa quả mua về bạn nên dùng khăn giấy lau sạch là được, đối với bưởi có vỏ ố vàng hay mốc xanh, bạn nên dùng khăn thấm vào nước vôi sạch và lau sơ bên ngoài, tránh việc rửa với nước làm cho quả bị hỏng.

Theo thường lệ, mâm ngũ quả phải được chuẩn bị từ trước đêm 30 Tết và chúng ta thường phải mua quả từ trước đó nhiều ngày. Tuy nhiên, việc chưng mâm ngũ quả không chỉ để chưng ở Mùng 1 mà còn phải kéo dài sang những ngày sau. Vì vậy, nếu chọn những quả vừa chín thì khi chưng đến được tầm 30 hoặc Mùng 1 là quả đã héo và không còn đẹp nữa. Để có được mâm ngũ quả tươi và đầy đặn trong những ngày Tết, các nàng nên chọn những loại quả chưa chín quá. Ví dụ như chuối thì nhất định nên chọn nải màu xanh còn những quả như đu đủ, mãng cầu, hồng, xoài,… nên chọn loại quả sống.
Mâm ngũ quả là một phần không thể thiếu của dịp Tết cổ truyền, cho nên thao tác chuẩn bị không được sơ sài và cẩu thả vì nó sẽ làm mất đi ý nghĩa quan trọng. Hãy ghi chú lại 3 lưu ý sau đây để tránh những sai lầm không đáng có khi bày mâm ngũ quả bạn nhé!
(CÙNG XEM THÊM THÔNG TIN QUA VIDEO CLIP TRÊN ĐÂY NHÉ!)
Ảnh: internet