09/12/2017 15:55

Rùng rợn bộ tộc sống chung và bầu bạn với người chết như chưa hề có cuộc chia ly

Thao D - Theo thethaovanhoa.vn Thao D

Họ sống chung, cho người chết mặc quần áo, ăn uống và trò chuyện cùng họ mỗi ngày.

Đối với người dân của bộ tộc này, họ không xem người chết là người chết mà chỉ xem là người sống đang lâm trọng bệnh.

Toraja là một cộng đồng dân tộc thiểu số sống ở khu vực rừng núi thuộc tỉnh Nam Sulawesi, Indonesia. Bộ tộc này có một truyền thống ngàn đời mà mỗi khi nhắc đến, ai nấy cũng rùng mình khiếp sợ, đó là sống chung với người chết.

bestie nguoi chet
Đối với người dân làng này, người chết không bao giờ ra đi vĩnh viễn mà sẽ được khai quật trở lại để sống cùng người sống.

Ở các ngôi làng của người Toraja, mỗi khi có một người nào đó qua đời, người thân của họ sẽ không chôn ngay mà tiến hành thủ tục ướp xác. Cái xác sau đó sẽ được giữ lại trong nhà suốt nhiều tuần, thậm chí nhiều năm, được đối xử giống như một người sống đang lâm bệnh nặng chứ không phải người chết. Người ta sẽ lau chùi cái xác bằng dung dịch khử trùng để bảo quản, rồi tắm rửa và thay quần áo, mang đồ ăn nước uống và thuốc lá đến mời họ dùng, thậm chí trò chuyện cùng họ hết ngày này qua ngày khác.

“Đó là cách chúng tôi thể hiện lòng kính trọng đối với người đã khuất,” một người dân làng cho biết. “Chúng tôi không than khóc. Đó là thời khắc của niềm vui vì chúng tôi được đoàn tụ với ông bà.”

bestie nguoi chet
Những cuộc khai quật này đều đem đến niềm vui chứ không phải nỗi buồn.
bestie nguoi chet

Người Toraja không bao giờ xem người thân của họ đã chết nếu chưa được chôn, và những buổi tang lễ thường kéo dài nhiều ngày và rất tốn kém, có khi họ phải dành dụm nhiều năm trời mới tổ chức được đám tang. Nhưng ngay cả khi được chôn, những cái xác này cũng không nằm lâu dưới mặt đất, mà sẽ sớm được đào lên, được tắm rửa và thay quần áo mới, cắt tóc mới, và đoàn tụ với những người còn sống.

Sau đó, những cái xác này sẽ được đưa đi diễu hành khắp làng, trong một nghi thức thường niên được xem là để cầu mong vụ mùa bội thu. Sau khi buổi diễu hành kết thúc, người dân làng sẽ mổ trâu và lợn để cúng dâng lên người chết, dẫn họ yên ổn lên thiêng đường.

“Chúng tôi thờ cúng họ, đổi lại họ sẽ phù hộ cho chúng tôi được mùa.”

bestie nguoi chet
Đây là tập tục đã có từ ngàn đời nay của người Toraja.

Không ai biết chính xác tập tục người chết của người Toraja bắt đầu từ khi nào, vì bộ tộc này chỉ phát minh ra chữ viết vào đầu những năm 1900. Thế nhưng theo những cuộc xét nghiệm carbon trên các mẫu vụn áo quan khai quật được cho thấy tập tục này đã xuất hiện từ ít nhất là 800 năm SCN, thậm chí còn được cho là trước đó nữa.

Dưới đây là những hình ảnh về tập tục độc đáo và có phần đáng sợ này của người Toraja:

bestie nguoi chet
Người Toraja xem cái chết là một giai đoạn khác của cuộc sống, vì thế họ vẫn luôn giữ “mối quan hệ” tốt đẹp với người chết.
bestie nguoi chet
bestie nguoi chet
Cách mai táng người chết của người dân nơi đây cũng rất khác. Thông thường quan tài sẽ được cất giữ trong các hang đá, nhét vào các khe núi, hoặc treo lơ lửng trên cây để dễ khai quật.
bestie nguoi chet
Anh Marten Labi đang sửa lại tóc cho mẹ mình sau khi khai quật xác bà lên để chuẩn bị cho lễ hội mùa. Cụ Yohana Liling qua đời năm 1997 nhưng vẫn thường xuyên được con cháu mình đào lên hàng năm.
bestie nguoi chet
bestie nguoi chet
bestie nguoi chet
bestie nguoi chet
Hai dân làng đang chăm chút cho xác của bố mẹ mình sau khi bảo quản họ bằng dung dịch khử trùng.
bestie nguoi chet
Người phụ nữ này có tên là Rapong, mất vào năm 1990, nay được đào lên để đưa đi diễu hành trong làng.
bestie nguoi chet
bestie nguoi chet
bestie nguoi chet
Sau khi được khai quật, những cái xác được đem phơi nắng một thời gian rồi mới được đưa đi chuẩn bị cho lễ hội.
bestie nguoi chet
bestie nguoi chet
Những cuộc “đào mộ” như thế này diễn ra với tiếng cười và niềm vui, vì người dân làng tin rằng họ đã được đoàn tụ với người thân yêu, và rằng nếu họ đối xử tốt với người đã khuất, họ sẽ được mùa.

Thế mới thấy trên thế giới này vẫn còn rất nhiều những tập tục lạ lùng, độc đáo và có phần rùng rợn mà chúng ta có nằm mơ cũng khó lòng nghĩ ra được. Và đối với truyền thống đào mộ, sống chung với người chết này, người ngoài chúng ta nhìn vào có thể cảm thấy ghê rợn nhưng đó lại là cách để bộ tộc này bày tỏ lòng kính trọng và tưởng nhớ đến ông bà, tổ tiên mình.

(Ảnh: Daily Mail)

Bài viết liên quan

Video có thể bạn quan tâm
Những tập tục kiêng kỵ kỳ lạ của các mẹ bầu trên thế giới
Scroll to top