08/03/2017 15:44

Khai quật bí mật đằng sau chiếc nhẫn cưới cách đây 5000 năm

Huy Khôi - Theo thethaovanhoa.vn Huy Khôi

Không chỉ đơn thuần là món quà cưới đầy ý nghĩa, cặp nhẫn cưới còn ẩn chứa nhiều bí mật mà nói ra có lẽ bạn cũng phải kinh ngạc.

Trong bất kì cuộc hôn nhân nào thì nhẫn cưới cũng đều được xem là tín vật của cuộc đời cô dâu chú rể. Cặp nhẫn cưới tượng trưng cho sự gắn kết và mối quan hệ vợ chồng của mỗi cặp đôi. Đeo nhẫn cưới là coi như bạn tự “trói buộc” cuộc đời mình vào nhau. Vậy tai sao chiếc nhẫn cưới lại có quyền năng như một bảo bối như thế?

Qua nhiều nghiên cứu, các nhà khảo cổ học cho rằng nhẫn cưới có từ thời Ai Cập cổ đại cách đây 4800 năm. Ngay từ thời xa xưa, những người cổ đại đã xem tình yêu là một loại tình cảm thiêng liêng nên họ muốn tự chế tạo ra một món quà để tượng trưng cho điều đó. Và cũng từ đó, cụm từ "nhẫn cưới" mới được ra đời. Ngày trước, nhẫn cưới được chế tác đơn giản từ các loại nông sản, cây lá, xương động vật, ngà voi, da thú rừng… Nhưng một điều đặc biệt hơn cả là, ngày xưa nhẫn cưới không đeo bằng ngón tay mà dùng để đeo ở cổ tay. Tuy nhiên, vì suy nghĩ đơn giản nên người cổ đại cũng không quan trọng lắm về vật phẩm này mà chỉ thực hiện theo cảm xúc.

Mãi đến thế kỷ XV, hình tượng chiếc nhẫn cưới mới bắt đầu xuất hiện dần dần ở các nhà thờ phương Tây và trở thành vật đính ước trên toàn thế giới như thời điểm hiện tại. Người ta cho rằng, các nước phương Tây vốn tôn thờ tình yêu và coi trọng yếu tố lãng mạn trong hôn nhân, vì vậy họ xem nhẫn cưới là linh vật của cả cuộc đời mỗi cặp vợ chồng.  

bestie nhan cuoi

Một mẫu nhẫn cưới có từ thời cổ đại.

Theo từng thời đại, chiếc nhẫn cưới cũng dần được “lột xác” vì hình thức lẫn chất liệu. Chiếc nhẫn cưới thật sự huy hoàng khi thời đại kim hoàng lên ngôi ở các nước phương Tây và dần phổ biến ra toàn thế giới. Lúc này, người ta đã biết chế tác nhẫn cưới từ đồng, bạc, vàng, đá quý… Thời kỳ Phục Hưng trở lại mang theo sự lên ngôi của những chiếc nhẫn bạc được chạm khắc tinh vi với tên cô dâu, chú rể hoặc những dòng chữ thể hiện tình yêu và được tráng lớp men màu đen. Cho đến thế kỷ XVII, nhẫn vàng mới quay trở lại và trở thành lựa chọn hàng đầu cho các cặp uyên ương rồi chiếm vị thế đứng đầu đến tận bây giờ. Vì theo thời đại, vàng là thứ kim loại bền chặt và đắt nhất, có thể dùng làm biểu tượng hoàn hảo cho tình yêu theo thời gian gian. Và mãi sau này, nhiều người lí giải rằng nhẫn được làm bằng vàng là để nhắc nhở đôi uyên ương vượt qua mọi gian nan, thử thách trong cuộc sống như sức bền của kim loại vàng, không gì phá vỡ được.

bestie nhan cuoi

Chất liệu ban đầu của nhẫn cưới là gỗ hoặc xương động vật.

Điều đặc biệt và cũng là vấn đề khiến các nhà khảo cổ đau đầu là, tại sao những chiếc nhẫn cưới lại có hình tròn và được đeo vào tay như hiện tại? Ngay từ xa xưa, “tổ tiên” của chiếc nhẫn cưới cũng đã có hình tròn mặc dù không đeo vào ngón tay. Điều đó được lí giải, hình trọn là biểu tượng của sự kết nối và hồi sinh, một yếu tố bắt buộc để duy trì cảm xúc trong cuộc sống người cổ đại. Ngoài ra, sách cổ cũng ghi chép lại rằng, theo nền văn hóa cổ đại Ai Cập nói riêng và nhân loại nói chung, hình tròn là biểu tượng của sự trường tồn và vĩnh cửu. Người ta tin rằng, một vật phẩm hình tròn là biểu tượng cho cảm xúc trọn đời nguyên vẹn bên nhau mà không điều gì có thể thay thế được. Các nhà sử học lí giải thêm, bởi vòng tròn không có điểm đầu và điểm cuối nên nó đại diện cho tình yêu bền vững của các cặp đôi. Khoảng trống bên trong nhẫn cưới không đơn giản chỉ là không gian mà nó mang ý nghĩa là “cánh cổng” mở ra một cuộc sống mới mà hai vợ chồng cùng hướng đến.

bestie nhan cuoi

Một bảng đồ mô phỏng về lịch sử chiếc nhẫn cưới theo truyền thuyết Ai Cập cổ đại.

Tuy nhiên, điều đặc biệt nhất của chiếc nhẫn cưới mà mãi đến ngày nay chưa ai lí giải được là, tại sao chiếc nhẫn cưới lại được đeo ở ngón áp út? Người Ai Cập cổ đại và Hy Lạp luôn tin rằng ở ngón áp út bàn tay trái có một huyết quản tên là Vena amoris và chúng chạy thẳng đến trái tim. Nhân loại cũng nhìn nhận, tim là cơ quan trọng tâm đại diện cho sự sống và tình cảm vĩnh hằng. Quả tim của hai người sẽ cùng nhịp đập, sống mãi với năm tháng bằng một tình cảm vẹn nguyên nếu như chiếc nhẫn cưới được đeo tại đây mãi mãi.

Còn với riêng người Trung Quốc, họ quan niệm, trong một bàn tay, ngón cái tượng trưng cho cha mẹ, ngón trỏ là anh em ruột thịt, ngón giữa tượng trưng cho bản thân ta, ngón út tượng trưng cho con cái và ngón áp út là dành cho người bạn đời của mình. Vì thế theo lẽ đương nhiên chiếc nhẫn cưới phải được đeo tại vị trí này mới đúng nghĩa và lí. Điều đó xét theo phong thủy phương Đông thì chiếc nhẫn cưới sẽ “trấn giữ” tình cảm của mọi cặp đôi và duy trì cho đến khi họ không còn tồn tại. 

bestie nhan cuoi

Nhẫn cưới là niềm tin của mỗi cuộc hôn nhân.

Độc đáo hơn cả, không phải quốc gia nào cũng đeo nhẫn cưới ở ngón áp út của bàn tay trái đâu, chúng tùy thuộc vào tín ngưỡng dân gian và tinh thần văn hóa dân tộc nữa. Người Ấn Độ cho rằng bàn tay trái là không may mắn nên thường đeo nhẫn ở tay phải. Điều đó cũng cùng quan điểm với một số nước phương Tây như: Ba Lan, Đan Mạch, Áo, Nga, Bulgaria, Tây Ban Nha… Vì thế, bạn không cần quá ngạc nhiên khi thấy người dân nước này đeo nhẫn cưới bằng tay phải đâu nhé!

bestie nhan cuoi

Dù có đeo tay nào, làm bằng chất liệu gì thì chiếc nhẫn cưới vẫn là linh hồn cho cuộc hôn nhân của bạn.

Nhẫn cưới là một vật phẩm thiêng liêng, vì lẽ đó người ta thường khuyên, khi đã đeo nhẫn cưới thì đừng bao giờ gỡ ra vì chúng sẽ ảnh hưởng và làm sứt mẻ tình cảm vợ chồng. Và có một truyền thuyết khác từng tồn tại rằng, nếu chiếc nhẫn cưới không vừa bàn tay người đeo thì cũng đồng nghĩa với việc cặp đôi đó mãi không thuộc về nhau. Vậy nên khi mua, hãy cố chọn một cặp nhẫn vừa vặn để tình cảm mãi mặn nồng bạn nhé!

Nguồn: lifestyle magazine

Bài viết liên quan

Video có thể bạn quan tâm
Stylist Kye Nguyễn: Ngọc Trinh rất hiền và không có đời tư phức tạp"
Scroll to top