1. Vùng trũng Afar, Châu Phi

Thật khó tưởng tượng khi bạn tới một nơi mà mặt đất liên tục di chuyển, các hố sâu xuất hiện bất ngờ, và lớp đất dưới chân có thể biến mất hoàn toàn. Đó chính là vùng trũng Afar ở phía Đông châu Phi, 1 trong 2 điểm duy nhất trên thế giới có thể nhìn thấy các dãy núi ngầm dưới biển trồi lên. Đây là nơi mà hai mảng kiến tạo địa chất gặp nhau và cũng là những khu vực có hoạt động địa chất mạnh nhất trên trái đất.
Chỉ trong hai tháng từ tháng 9 tới tháng 11/2005, vùng đất này đã chịu 165 trận động đất với cường độ trên 3.9 độ, cùng với đó là những trận động đất nhỏ hơn diễn ra liên tục. Khu vực này cũng là nơi có một trong những bể nham thạch lớn nhất thế giới (Erta Ale) và các nhà khoa học cho rằng khu vực Sừng châu Phi sẽ sớm tách ra khỏi lục địa ở khu vực này.
2. Đảo Rắn (Brazil)

Ở phía nam Đại Tây Dương có một hòn đảo đẹp tựa thiên đường. Nhưng thiên đường đó lại là nơi trú ngụ của những… tử thần.
Hòn đảo Ilha de Queimada Grande nằm cách bờ biển bang Sao Paulo, Brazil khoảng 35 km. Nơi này còn được biết đến tên “Đảo rắn” bởi nó là nơi sinh sống của hơn 400.000 rắn cực độc. Đặc biệt là loài hổ lục đầu vàng - được coi là loài độc nhất trên trái đất.
Brazil đã tuyên bố đóng cửa hòn đảo mà lẽ ra sẽ là một thiên đường du lịch để bảo vệ người dân khỏi bị rắn cắn và cũng nhằm bảo vệ loài rắn khỏi nguy cơ tuyệt chủng. Chỉ một số ít các nhà khoa học được trang bị bảo hộ mới dám bước lên hòn đảo này.
3. Namaskaro, Iceland

Namaskara là một khu vực ở Iceland, nằm dưới chân núi Namafjall, một trong những núi lửa đang hoạt động trong khu vực này. Thực tế, toàn bộ vùng này là một điểm nóng của các hoạt động địa nhiệt với những khung cảnh ảm đạm và lộn xộn nhất trên thế giới. Mặt đất được bao phủ bởi các solfaratas - các hồ bùn rộng từ 1 đến hơn 10 mét. Giữa những hồ bùn này là các miệng phun hơi nước cùng một loạt các loại khí núi lửa khác, tạo thành một màn sương bao phủ toàn bộ khu vực. Mặt đất nóng bỏng bốc hơi cùng với việc hoàn toàn không có sự xuất hiện của một loài thực vật nào đã mang lại cảm giác đáng sợ cho vùng đất này.
4. Khu vườn Alnwick Poison, Anh

Alnwick Poiso là tên của một khu vườn trong lâu đài Alnwick do nữ công tước vùng Northumberland (Anh) làm chủ sở hữu. Khu vườn này đã từng bị bỏ hoang và có vài cây thuốc nhưng đã được quy hoạch lại và nhổ bỏ cây thuốc chỉ trồng cây độc. Với hơn 50 loại cây nguy hiểm nhất thế giới, trong đó có cây gai dầu, cây thuốc phiện, cây mao địa hoàng, và nhiều loại cây có thể gây chết người khác. Nơi này được mở cửa cho du khách ghé thăm nhưng không phải ai cũng dám đến.
5. Công viên quốc gia Tsingy de Bemaraha, Madagascar

Công viên này có thể là một trong những nơi lạ lùng nhất mà bạn từng thấy. Toàn bộ khu vực được bao phủ bởi những khối đá nhọn, có nơi cao tới 120 mét. Các khối đá này được hình thành khi bị nước biển ăn mòn và trở nên sắc như dao cạo, ngoài ra nơi đây có tới hàng trăm loài động thực vật không thể tìm thấy ở nơi nào khác trên thế giới.
Đây cũng là một trong những địa điểm ít được nghiên cứu nhất. Địa hình nơi đây quá hiểm trở, chỉ có rất ít các nhà khoa học chịu vào sâu trong khu vực này tìm hiểu và số người quay trở lại chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay.
6. Hồ Goluboe, Nga

Hồ nước này trở nên đặc biệt bởi lẽ thật khó có thể thấy được các dòng nước lưu thông trong khu vực này. Nước đi qua các hang động ngầm dưới đáy hồ và dù các nhà khoa học đã ước tính độ sâu của hồ là 250 mét, nhưng họ vẫn chưa thể tìm ra các nguồn nước ngầm chảy ra vào hồ nước. Nơi đây có hệ thống hang động dày đặc sâu nhất từng biết tới trên thế giới nên rất khó để khám phá được đáy hồ, thậm chí có ý kiến cho rằng hồ nước này hoàn toàn không có đáy.
Ngoài ra, do hàm lượng lưu huỳnh cao, nước hồ luôn có màu xanh sáng đặc trưng khiến nó càng trở nên heo hút và bất cứ ai từng thử sức lặn xuống đều không muốn ở lại lâu.
7. Nơi xảy ra thảm họa hạt nhân Chernobyl – Ukraine

Năm 1986 nhà máy điện nguyên tử Chernobyl ở Pripyat, Ukraina bị nổ. Đây được coi là vụ tai nạn hạt nhân trầm trọng nhất trong lịch sử năng lượng hạt nhân. Những đám mây bụi phóng xạ lan tỏa rộng trong không khí khiến nhiều vùng rộng lớn thuộc Ukraina, Belarus và Nga bị ô nhiễm nghiêm trọng. Hơn 300.000 người đã phải sơ tán khi đó.
Cho đến nay, đây vẫn được coi là một khu vực nguy hiểm nhất trái đất bởi mức độ ảnh hưởng phóng xạ. Theo những số liệu báo cáo, phải mất khoảng… 3000 năm nữa con người mới có thể tiếp cận được nơi này.
8. Núi lửa bùn – Azerbaijan

Cộng hòa Azerbaijan là nơi có số lượng núi lửa bùn lớn nhất trên thế giới, ước tính số lượng núi lủa bùn ở phạm vi quốc gia này chiếm tới hơn 1/3 số núi lửa bùn trên khắp Trái đất. Những núi lửa này ngoài việc phun ra bùn còn kèm theo khí methane, carbon dioxide, nitơ.
Đây được coi như một phần thu hút khách du lịch đến với quốc gia này, nhưng vì mức độ nguy hiểm của nó nên không phải ai cũng dám đến đây.