1. Mụn bọc, mụn viêm, mụn đỏ
Mụn đỏ thường gây đau, sưng đỏ và khó nhận biết vị trí nhân mụn, nên rất khó lấy nhân mụn ra ngoài. Nếu không được điều trị kịp thời nó có thể gây ra mụn bọc và mụn nang rất nguy hiểm và khó chữa. Còn mụn bọc là mụn to nhất, thường sưng to, đầu mụn có còi hoặc không, đỏ, tấy nhức xung quanh, gây nhiều khó chịu cho người mắc phải.

Cách điều trị:
Các bác sĩ da liễu khuyên rằng, khi bị những loại mụn này, bạn không nên tác động gì vào nó. Sau 5-6 ngày, mụn bớt sưng và xẹp xuống thì bạn mới xử lý bằng cách nặn mụn an toàn. Với những sản phẩm trị mụn, khi bạn thoa vào những nốt mụn có còi, nó sẽ kích thích cho mụn phát triển thêm và nhanh để nhanh chóng lấy nhân mụn ra được. Còn với những nốt mụn không có còi, chúng sẽ làm mụn xẹp nhanh. Tuy nhiên, nếu không được lấy ra, nó sẽ ẩn sâu dưới da rất lâu.
Ngoài ra, bạn có thể giảm sưng tức thời bằng việc dùng chanh. Lấy nước cốt chanh chấm lên vùng bị sưng, để qua đêm, vết sưng sẽ giảm đáng kể.
2. Mụn ẩn dưới da
Mụn ẩn thường nho nhỏ và nằm khá sâu trong nang lông. Nhìn vào chỉ thấy như là một lỗ chân lông to nhưng thực ra ẩn dưới đó la còi mụn. Mụn này khá khó lấy dù bạn có tìm mọi cách nặn nên càng nặn càng khiến vùng da ở đó tổn thương và bị thâm.

Cách điều trị:
Theo lời khuyên từ chuyên viên thẩm mỹ viện, bạn nên xông mặt 1-2 lần/ tuần. Cách này sẽ giúp lỗ chân lông mở rộng, chất bẩn có lối để thoát ra ngoài. Ngoài ra, nhân mụn cũng sẽ từ từ trồi lên da. Sau khi xông, tốt nhất nên đắp mặt nạ tinh bột nghệ và sữa tươi khoảng 15 phút. Cuối cùng, rửa mặt sạch, dùng toner giấm táo để làm sạch da. Nếu thấy đầu mụn cứng và tương đối khô thì hãy nặn mụn. Nặn xong bạn nên thoa nước muối sinh lý để khử trùng và làm khô. Sau khi nặn mụn, cứ duy trì thói quen đắp mặt nạ với tinh bột nghệ sẽ giúp da không có sẹo.
3. Mụn cám và mụn đầu đen
Mụn cám tuy nhìn xa khó thấy nhưng nó cũng khiến cho da bạn không sạch và đẹp. Trong khi đó, mụn đầu đen nếu không lấy ra kịp thời sẽ để lại dấu vết trên gương mặt. Mụn đầu đen hay xuất hiện nhiều ở vùng mũi, hai bên cánh mũi, má và cằm. Mụn đầu đen ẩn nấp dưới dạng những đốm đen bé li ti và khiến da mặt bạn trở nên khô ráp và sần sùi.

Nên tẩy da chết và đắp mặt nạ chăm sóc da thường xuyên để trị sạch và phòng chống các loại mụn này. Đôi khi những loại mụn này hình thành cũng là do da thiếu nước. Vì vậy, đó là lý do dưỡng ẩm cho da là bước không thể bỏ qua mỗi ngày.
4. Mụn trứng cá
Mụn trứng cá ở phụ nữ trưởng thành không khác với mụn trứng cá ở tuổi thanh thiếu niên nhưng thường bị viêm, tấy. Biểu hiện thường tập trung chủ yếu ở nửa dưới mặt, đặc biệt ở cằm, hai bên góc hàm và quanh miệng. Loại mụn này ở giữa mụn cám và mụn bọc. Tức là to nhìn thấy rõ ràng nhưng không sưng tạo mủ như mụn bọc.

Cách điều trị: Đầu tiên là phải làm sao giữ da sạch nên việc rửa mặt thường xuyên bằng sữa rửa mặt (có thể chọn loại đặc trị mụn) rất quan trọng. Nên dùng phương pháp double-cleasing bởi chúng sẽ giúp lấy đi bụi bẩn các chất nhờn nằm sâu dưới da. Hãy cẩn thận chọn loại sửa rửa mặt phù hợp vì mụn có thể do bị dị ứng mỹ phẩm. Bạn cũng cần chú ý đến chế độ ăn uống bởi đôi khi do ăn mặn hoặc nóng quá cũng khiến bạn nổi mụn.
Nguồn: Tổng hợp