Giữa cái nắng trút hơi hình ảnh một người phụ nữ ngoài 50 đang một mình xoay trần với chiếc xe cháo ở góc đường Sài Gòn khiến ai đi qua cũng ngoái lại nhìn. Chỉ thao tác với một tay trái nhưng bà Lê Thị Lệ Nga vẫn thoăn thoắt múc cháo ra hộp, cắt quẩy rồi cho gia vị, đùm bọc gọn gàng giao cho khách. Xe cháo của bà Nga nằm gọn gàng ở góc đường Nguyễn Khoái, quận 4, dân lao động đi qua đây chắc chẳng còn xa lạ với hình ảnh này. Họ cũng thường dừng chân trước nồi cháo này bởi sức hút đến từ nồi cháo nghi ngút khói sôi nhẹ trên bếp. Người ăn cháo tỏ ra thích thú trước sự phục vụ nhanh nhẹn của bà chủ một tay.
Món cháo của bà Nga được bán với mức giá bình dân chỉ 15k-30k/đồng/suất, dễ ăn và hợp túi tiền của nhiều khách hàng. Khách quen nhiều nên thi thoảng có người ghé ăn mà quên mang theo tiền bà cũng cười xòa rồi xua tay: “Đi đi, hôm sau đến trả”. Cứ thấy ai khó khăn, lao động nặng thì bà lại múc cháo nhiều hơn một chút, thêm vài lát thịt để khách no bụng. Vì bà tâm niệm: “Mình khổ người ta còn khổ hơn”.
Mỗi ngày vợ chồng bà Nga dậy từ sáng sớm chuẩn bị nguyên liệu, quán chỉ có hai ông bà nên lúc đông cũng thấy có 2 cô con gái ra chạy bàn. 12h trưa gian hàng của bà Nga đã mở, đến tầm 7h tối là đã hết sạch. Cứ cuối ngày xếp đống tiền thành quả hôm nay kiếm được bà Nga lại vui cười hạnh phúc vì lại tích góp thêm được một chút cho con gái đi học Đại học.
Mỗi ngày xe cháo bán hơn 100 tô, bà thì đứng bán, ông xã thì phụ cắt thịt, chặt xương những việc mà bà Nga không thể tự sức làm. Từng làm đủ thứ nghề để kiếm tiền nuôi con, bà Nga kể từ công việc tạp vụ đến bán vé số, nghề gì bà cũng đã từng trải qua, nhưng không đủ lo sinh hoạt cho gia đình. Bà và chồng bàn tính rồi xoay sang bán cháo đã hơn nửa năm nay.
Ngay hay tin con gái đỗ trưởng Đại học Y dược TPHCM, bà Nga không kìm nén được nụ cười nhưng đâu đó cũng là len lỏi cả những giọt nước mắt nghẹn ngào nghĩ đến số học phí 50 triệu đồng phải lo cho con mỗi năm. Con gái lớn của bà đã có gia đình còn con gái ít năm nay chỉ mới 20 tuổi, thấy con chăm chỉ học hành bà Nga bấm bụng đi vay mượn để đóng học cho con suốt mấy năm qua.
Bà Nga tâm sự nhớ có lần đóng học phí đợt 2 cho con nhưng trong túi không có đồng nào, đóng học trễ nên tài khoản sinh viên của con bị khoá bà đau lòng lau nước mắt. Bà nghĩ không lẽ vì nhà nghèo mà con phải thôi học. May mắn biết có gói vay tín dụng sinh viên thế là bà Nga liền vay để con tiếp tục đến trường.
Người mẹ ý thức được việc bản thân khiếm khuyết từ nhỏ mất một bên tay, theo học được năm cấp 3 dù vẫn ham học lắm nhưng bà Nga phải bỏ ngang vì gia đình quá khó khăn. Bố mẹ mất mẹ bôn ba bên ngoài, bà sống bằng tình thương của ông bà ngoại. Tự lập từ năm 17 tuổi, bà Nga hiểu được những khó khăn của cuộc sống nên bà luôn cố gắng hết sức để con cái không thua kém bạn bè.
Lúc sinh con đầu lòng, vợ chồng bà Nga đi bán bắp cải có những hôm trời mưa ế hai vợ chồng ở nhà ôm con khóc, ăn rau trừ bữa vì không có tiền mua thức ăn. Khi có cuộc sống đỡ hơn chút bà mẹ một con mới làm thiện nguyện ở chùa, xoay sang bán cháo, thỉnh thoảng lại gửi đôi nồi vào bệnh viện để hỗ trợ nhân viên và bệnh nhân. Người phụ nữ có hoàn cảnh đặc biệt tâm sự đến thời điểm hiện tại bà không có mong cầu gì to lớn, niềm vui và động lực với bà chính là tận mắt nhìn thấy con tốt nghiệp, mặc chiếc áo blouse làm việc đàng hoàng và sống có ích cho xã hội.
Dù đã dừng ước mơ của mình nhưng hạnh phúc của bà Nga là được nối tiếp ước mơ cho các con, các con của bà Nga cũng rất thương bố mẹ nên ngoan và chịu khó là điều tự hào lớn nhất mà bà Nga có. Chúc cho gia đình bà Nga sẽ có nhiều sức khoẻ để chăm lo cho gia đình. Bạn nghĩ sao về câu chuyện này? Chia sẻ với Bestie nhé!
Xem thêm nhiều bài viết hấp dẫn tại Bestie nhé!